Logo bacsitieuduong.vn
0985 877 724-0962 326 300

Biến chứng tiểu đường: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh rất nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí là tử vong. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ hạn chế được các biến chứng nguy hiểm.

Có một câu nói chung trong cộng đồng những người bị tiểu đường rằng bạn sẽ không chết vì bệnh nhưng có thể sẽ chết vì các biến chứng của bệnh. Vậy những biến chứng đó là gì và nguy hiểm như thế nào nếu chúng ta không kiểm soát được?

Bệnh võng mạc tiểu đường (bệnh về mắt)

Bệnh võng mạc tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra mù lòa và giảm thị lực. Nguyên nhân là do tổn thương mạch máu nhỏ ở đáy mắt làm cho võng mạc bị tắc nghẽn, dẫn đến mất dần thị lực, thậm chí mù lòa.

Triệu chứng: Thông thường là mắt bị mờ, nhức mỏi, đau hốc mắt, cũng có thể kèm theo các triệu chứng về mắt khác như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp…

Bệnh tiểu đường gây tổn thương lên các mạch máu

Cách điều trị: Kiểm soát tốt lượng đường trong máu có thể trì hoãn sự tiến triển của bệnh võng mạc tiểu đường. Đồng thời định kỳ kiểm tra mắt để có những can thiệp kịp thời khi phát hiện bất thường.

Bệnh thận (bệnh thận tiểu đường)

Bệnh thận tiểu đường cũng gây ra bởi sự tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận. Thận bị tổn thương có thể gây ra suy thận, và cuối cùng dẫn đến tử vong.

Triệu chứng: Bệnh nhân thường không có triệu chứng sớm của bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, thận bị tổn thương dẫn đến người bệnh cảm thấy mệt mỏi,thiếu máu, suy nghĩ không rõ ràng, thậm chí mất cân bằng điện giải rất nguy hiểm.Cách điều trị: Nếu được phát hiện sớm người bệnh có thể áp dụng các phương pháp kiểm soát đường huyết. Khi thận mới bị tổn thương thì sử dụng thuốc hay ăn kiêng để hạn chế protein sẽ làm chậm sự phát triển của bệnh.

Bệnh về thần kinh do tiểu đường

Đây là biến chứng phổ biến nhất của bệnh .Bệnh tiểu đường gây tăng đường huyết, phá hủy các mạch máu nhỏ, làm giảm lưu lượng máu tới các dây thần kinh khiến cho các dây thần kinh bị tổn thương trực tiếp. Vì vậy làm cho người bệnh mất cảm giác, tổn thương chân tay, và bất lực ở nam giới mắc bệnh.

Triệu chứng : Tùy thuộc vào vị trí của những dây thần kinh bị ảnh hưởng mà người bệnh gặp các triệu chứng khác nhau. Ví dụ: Tê ở chi, đau ở đầu chi. Đôi khi gây giảm cảm giác ở bàn chân, khiến cho người bệnh không phát hiện tổn thương ở chân dẫn đến vết thương bị nhiễm trùng, không điều trị kịp thời có thể phải cắt cụt.

Cách điều trị : Nếu kịp thời phát hiện và kiểm soát lượng đường trong máu thì  cũng có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự những biến chứng này. Bệnh tiểu đường chân, do thay đổi trong mạch máu và dây thần kinh, thường dẫn đến loét và cắt cụt sau đó. Đây là một trong những biến chứng gây tốn kém nhất của bệnh tiểu đường, đặc biệt là trong các cộng đồng ít mang giày dép. Kiểm tra thường xuyên và lên kế hoạch  chăm sóc bàn chân  một cách toàn diện có thể giảm tỷ lệ cắt cụt xuống 45-85%.

Các bệnh tim mạch

Tăng đường huyết gây tổn thương mạch máu thông qua một quá trình gọi là “xơ vữa động mạch”, hoặc tắc nghẽn động mạch. Động mạch bị hẹp có thể làm giảm lưu lượng máu xuống cơ tim (gây ra cơn đau tim), hoặc não (dẫn đến đột quỵ), hoặc đến các chi (gây đau và giảm tình trạng nhiễm trùng).

Tăng đường huyết gây lên xơ vữa động mạch

Tăng đường huyết gây lên xơ vữa động mạch

Triệu chứng : Có nhiều triệu chứng khác  nhau, biểu hiện rất đa dạng như: đau ngực, đau chân, rối loạn ý thức hay tê liệt.

Cách điều trị : Kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm các biến chứng tim mạch cũng như các biến chứng nguy hiểm khác.

Cao Ngọc Hải

Tham khảo:

https://www.diabetesdaily.com/learn-about-diabetes/diabetes-complications/

https://drmowll.com/why-is-diabetes-so-dangerous/

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.

 

    Viết bình luận
    Theo dõi
    Thông báo
    guest
    14 Bình luận
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận
    Đỗ Xuân Trường

    Kính thư bác sỹ: Tôi năm nay 50 tuổi (đang công tác) cách đây 3 tháng tôi cảm thấy sức khỏe không ổn định *trước đó không có bệnh tật gì lớn) Hiện tại cách đây 2 tháng tôi có thấy mình giảm cân (5-6kG/70) mà kèm theo uống nước nhiều, thèm ăn đồ ngọt, ngủ ít….sau đó tôi có đi khám về tiểu đường phát hiện tăng lên 10,4 (trước đó chỉ có 6,0) vậy tôi muốm Bác sỹ tư vấn giúp tôi thực hiện các biện pháp nào sao cho hiệu quả và ngăn ngừa bệnh.Trân trọng.

    Nguyễn Quốc Trường

    Cho mik hỏi bênh tiêu đường ở typ1. Mới phát hiện thì điều trị thuốc. Kèm ăn uống đúng cách. Thì có thể hết hẵn tiểu đường không ạ. Chưa có biến chứng j hết ạ.

    Hồ thanh tân
    28/09/2020

    Mẹ mình bị bệnh tiểu đường gây xưng vù mặt.các vết chích thuốc lỡ loét.gan nhiễm mỡ.nghe bảo cấp độ 7.8 j Đó.xin hỏi có chưa trị khỏi ko ai

    Nguyên Van Thoai
    20/01/2020

    Cách đay tháng cánh tay nôi mụn như mề đay, ngứa ít, đến sáng thì xẹp, ngưng. Ba hôm nay lại nỗi lên thêm ở hai đùi ,ngứa, sáng lặng còn vết. Đến tối lại nỗi, ngứa… Tìm hiểu qua ipad đc biết là biến chứng của tiểu đường gây đoạn chi rất gần. Có thật thế không? Tôi có BHYT bác sĩ vẫn cho thuốc rất đều đặn. Ngoài ra còn tập Yoga + đi bộ trong nhà 30-45’/ ngày (bs bảo già khg nên gắng sức). Đường huyết tôi chỉ khoảng 6.3 thôi, sao lại có biến chứng được, tôi lo quá.

    Nguyen lan
    18/01/2020

    Bố e bị tiểu đường! Mà bây giờ biến chứng làm mắt bố e mờ loà thì có điều trị đc k ạ

    Lê Văn Luyện
    20/11/2018

    Tôi thắc mắc không biết Glutex tác động như thế nào để giúp phòng ngừa các biến chứng. Hiện tại mẹ tôi đã bị mờ mắt và tê bì chân tay do tiểu đường. Sản phẩm này có giúp gì được cho mẹ tôi không. Xin hãy tư vấn giúp tôi. Tôi cảm ơm

    Phạm Hạ Trang
    05/11/2018

    Đọc bài viết tôi thấy tiểu đường rất nguy hiểm vì có thể gây ra các biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Liệu sản phẩm Glutex này có giúp tôi tránh được các biến chứng này không?