Tiểu đường tuýp 2 là gì và điều trị có khó không?
Tiểu đường tuýp 2 (hay tuyp 2) là bệnh rối loạn chuyển hóa, đặc trưng bởi tình trạng đường (glucose) máu tăng cao mạn tính, phối hợp rối loạn chuyển hóa chất đạm, chất béo. Bệnh làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng nguy hiểm như suy thận, bệnh võng mạc mắt, xơ vữa mạch máu, đoạn chi, nhiễm trùng… và là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong trên toàn thế giới. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường tuýp 2 hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng chế độ ăn khoa học, tăng cường tập luyện thể dục và dùng thuốc theo đúng chỉ định.
Tiểu đường tuýp 2 là gì?
Chất bột, đường sau khi qua đường tiêu hóa sẽ được chuyển thành glucose.Sau đó, hormone insulin (do tuyến tụy sản xuất ra) sẽ “mở cửa” tế bào, đưa đường vào bên trong để tế bào sử dụng làm năng lượng. Bệnh tiểu đường tuýp 2 làm cho đường không đi được vào bên trong tế bào, do tế bào không nhận tín hiệu “gõ cửa” của insulin. Tình trạng này được gọi là đề kháng insulin và làm cho lượng đường trong máu tăng cao. Ngoài ra, tiểu đường tuýp 2 còn xuất hiện khi cơ thể không sản sinh đủ insulin, hoặc kết hợp cả 2 nguyên nhân trên.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2?
Nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường tuýp 2 hiện nay vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Các nhà khoa học cho rằng đó là sự kết hợp của những yếu tố di truyền, môi trường và lối sống kém lành mạnh.
Khi cơ thể bắt đầu đề kháng insulin,tuyến tụy sẽ phải hoạt động nhiều hơn để tăng tiết insulin, điều hòa lượng đường trong máu. Theo thời gian, các tế bàotuyến tụy bị suy giảm chức năng khiến cho bệnh tiểu đường tuýp 2 ngày càng khó kiểm soát.
Biểu hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 thường có tiến triển chậm trong nhiều năm nên khó phát hiện sớm.Nếu bạn gặp phải những dấu hiệu sau đây,hãy đến ngay các bệnh viện chuyên khoa nội tiết để được kiểm tra:
- Khát nước và đi tiểu thường xuyên, tiểu đêm.
- Cảm thấy đói bụng liên tục.
- Sút cân không rõ nguyên nhân, mặc dù ăn nhiều hơn bình thường.
- Cảm giác mệt mỏi thường xuyên.
- Mắt nhìn mờ, mỏi mắt.
- Dễ bị nhiễm trùng.
Chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2
Để chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 thì người bệnh sẽ được thực hiện những xét nghiệm dưới đây:
- Xét nghiệm HbA1c:cho biết mức độ đường trong máu trung bình trong vòng 2 – 3 tháng qua. Mức độ HbA1ctừ 6,5% trở lên qua hai lần đo xác định mắc bệnh tiểu đường. Kết quả từ 5,7% đến 6,4% được xem là tình trạng tiền tiểu đường – tiền thân bệnhtiểu đường tuýp 2. Kết quả cho người bình thường là dưới 5,7%.
Đối với phụ nữ có thai hoặc người đang có vấn đề sức khỏe nào đó khiến xét nghiệm HbA1c không chính xác, việc chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 sẽ thông qua các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm đường máu ngẫu nhiên được thực hiện vào một khoảng thời gian ngẫu nhiên.
- Xét nghiệm lượng đường trong máu được thực hiện vào buổi sáng (khi đói).
- Nghiệm pháp dung nạp glucose.
Người bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng cần kiểm tra nước tiểu định kỳ, cholesterol máu, chức năng tuyến giáp, chức năng gan và chức năng thận.
Tiểu đường tuýp 2 và cách điều trị
Cách chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm:Ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn,điều trị bằng thuốc tiểu đường hoặc liệu pháp insulin.
Cách chữa tiểu đường tuýp 2 bằng thuốc
Các loại thuốc hiện nay đượcáp dụng cho người bệnh tiểu đường tuýp 2:
- Thuốc Metformin (tên thương hiệu Glucophage, Glumeta…): Giúp tăng độ nhạy của insulin trong cơ thể, tăng tạo glucose thành glycogen. Metforminkhông làm hàm lượng đường trong máu. Người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy.
- Nhóm Sulfonylureas (Glynase, Glucotrol, Amaryl):Kích thích tuyến tụy tiết insulin. Tác dụng phụ của loại thuốc này là hạ đường huyết và tăng cân.
- Nhóm Meglitinides (Prandin, Starlix): Kích thích tiết insulin nhưng tác động nhanh hơn và thời gian tác động ngắn hơnso với Sulfonylureas.
- Nhóm Thiazolidinediones (Avandia, Actos): Tương tự như metformin, nhưng tác dụng ngắn và yếu hơn.
- Chất ức chế DPP-4(Januvia, Onglyza, Tradjenta):Giúp hạ đường huyết do làm giảm quá trình phân hủy GLP-1 (hormon có vai trò thúc đẩy sản xuất insulin ở tuyến tụy).
- Các chất chủ vận thụ thể GLP-1 (Byetta, Victoza):Tương tự chất ức chế DPP-4, nhưng nhóm thuốc này có lợi ích gây giảm cân. Kết quả này là do tác dụng làm chậm rỗng dạ dày và gây chán ăn, buồn nôn.
- Chất ức chế SGLT2 (Invokana, Farxiga) là những loại thuốc mới nhất trên thị trườngcó công dụng ngăn ngừa thận tái hấp thu đường vào máu, tăng đào thải đường ra nước tiểu. Tác dụng phụ thường gặp là nhiễm trùng đường tiểu.
- Thuốc tiêm insulin: Người bệnh được chuyển sang tiêm insulin khi bị suy thận, men gan tăng cao, tuyến tụy bị suy kiệt hoặc đường huyết không thể kiểm soát được bằng thuốc uống.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì?
Nhiều người cho rằng,người bệnh phải tuyệt đối kiêng đồ ngọt. Thực tế,người bệnh vẫn có thể ăn đa dạng các loại thực phẩm nhưng với một lượng phù hợp,tập trung vào những loại thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo bao gồm: Trái cây, rau quảvà các loại ngũ cốc nguyên hạt.
Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 phải hạn chế các sản phẩm từ động vật, carbohydrat tinh chế và đồ ngọt. Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp cũng là những loại thực phẩm cần thiết cho người bệnh tiểu đường tuýp 2.
Tăng cường tập thể dục
Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên duy trì tối thiểu 45 – 60 phút mỗi ngày và 5 buổi/tuần cho các bài tập thể dục như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe… Hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp giảm cân hiệu quả, làm giảm đề kháng insulin, nên rất tốt cho việc kiểm soát đường huyết.
Biến chứng của tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 ảnh hưởng đến nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể như tim, mạch máu, thần kinh, mắt và thận. Những biến chứng này tiến triển trong thời gian dài,khiến người bệnh bị tàn phế, thậm chí là tử vong.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 ngày càng có nhiều người mắc và đang có xu hướng trẻ hóa. Do đó nếu bạn hoặc người thân trong gia đình có những biểu hiện đầu tiên củacăn bệnh nàythì việc đi kiểm tra tại các phòng khám hoặc bệnh viện chuyên khoa nội tiết là điều quan trọng cần làm ngay. Điều trị sớm sẽ giúp người bệnh dự phòng được các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.
Ds. Xuân Thủy
Tham khảo: http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-2-diabetes/home/ovc-20169860
[…] kiểm soát tiểu đường type 2 cần ăn hạn chế các loại thực phẩm giàu tinh bột, đường và nên sử dụng […]
[…] Hạ đường huyết ở người tiểu đường tuýp 1 thường dễ bị nặng hơn so với tiểu đường tuýp 2. […]
[…] đã phát hiện ra lợi ích của những tinh chất quý giá trong lá Xoài với bệnh tiểu đường tuýp 2. Nếu như trước đây, việc sử dụng lá Xoài dạng thô (hãm nước) hoặc xay […]
[…] hai dạng bệnh tiểu đường chính là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Hai dạng này khác nhau hoàn toàn về nguyên nhân, nhưng đều có thể gây ra những […]
[…] biến chứng tim mạch, xơ vữa mạch, biến chứng thận… Do đó, khi đã mắc tiểu đường tuýp 2, kiểm soát chế độ ăn cũng quan trọng như dùng thuốc và tập luyện để giúp […]
[…] phát triển cùng với sự tổn thương các dây thần kinh và mạch máu ở người tiểu đường tuýp 2 sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển khiến cho các vết […]
[…] được theo dõi để điều trị. Bởi tiền tiểu đường là cửa ngõ của bệnh tiểu đường tuýp 2, thường kéo dài 5-10 năm trước khi bệnh được chẩn […]
[…] định đường huyết luôn là mối quan tâm hàng đầu khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và chế độ ăn đóng vai trò quan trọng để đạt được mục tiêu này. Người […]
[…] tiểu đường tuýp 1 phải tiêm ISL trọn đời. Tiểu đường tuýp 2 sử dụng ISL khi tuyến tụy bị suy kiệt, nhập viện do chấn thương, phẫu […]
[…] dụng lá Xoài cho tiểu đường tuýp 2 ngày càng ít hiệu quả hơn so với trước kia. Nguyên nhân là do hiện nay xu thế […]
[…] này từ 126mg/dL trở lên (kiểm tra 2 lần cách nhau 1 – 7 ngày) bạn đã mắc tiểu đường tuýp 2. Nếu nằm trong khoảng 100 – 125 mg/dL (5.6 – 6.9 mmol/L), bạn đang bị rối […]
[…] người tiểu đường type 2 có nguy cơ bị tổn thương thần kinh và mạch máu do gốc tự do sinh ra trong quá […]
[…] Tiểu đường tuýp 2 (hay type 2) […]
[…] qua cơ chế trung gian là chống viêm, bởi nhiều bằng chứng mới cho thấy rằng tiểu đường tuýp 2 là một bệnh viêm cấp […]
[…] Trong y học cổ truyền Ấn Độ, Lá Neem (Azadirachta indica Juss. f.) được sử dụng rất phổ biến để hạ đường huyết cho người tiểu đường tuýp 2. […]