Bài thuốc đông y chữa tiểu đường – Thạc sĩ Đông y khuyên dùng
Đông Tây y kết hợp lúc nào cũng mang lại hiệu quả cao hơn trong điều trị bệnh tiểu đường (hay tiêu khát) – Đó là nhận định của hầu hết các chuyên gia Y học cổ truyền và các chuyên gia Tây y.
Bài viết dựa trên tư liệu tư vấn của Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn – Chủ nhiệm khoa Đông y, Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108, Hà Nội sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ chế sinh bệnh tiểu đường theo Đông y, các phương pháp chữa tiểu đường bằng Đông y từ dùng thuốc cho tới không dùng thuốc.
Kết hợp Đông Tây y trong điều trị bệnh tiểu đường là xu hướng mà chúng tôi thường áp dụng – Thạc sĩ chia sẻ
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường theo Đông y
Y học cổ truyền không có bệnh tiểu đường, mà chỉ có bệnh “tiêu khát”. Căn bệnh này đã được mô tả từ rất sớm trong các y thư cổ với các biểu hiện theo ngôn ngữ Đông y là “tam đa, nhất thiểu”, nghĩa là 4 nhiều theo Y học hiện đại: ăn nhiều, gầy sút nhanh, uống nhiều và tiểu nhiều.
Quan niệm Đông y nói rằng, cơ chế bệnh sinh của chứng tiêu khát chủ yếu do di truyền, ăn uống không hợp lý, do các yếu tố thần kinh, môi trường sống hoặc nhiễm trùng. Ngoài ra, làm việc không hợp lý, lao lực quá độ cũng là nguyên nhân sinh bệnh. Đối chiếu với Y học hiện đại, mặc dù sử dụng ngôn ngữ khác nhau, nhưng về cơ bản, cơ chế bệnh sinh là tương đương nhau.
Nguyên lý chữa bệnh tiểu đường theo Đông y
Y học cổ truyền với các bài thuốc trị liệu từ xa xưa luôn quan điểm cơ thể là một khối thống nhất và toàn diện. Chính vì lý do đó mà để điều trị chứng tiêu khát hay tiểu đường hiệu quả, cần có những bài thuốc “toàn diện thống nhất”. Toàn diện nghĩa là ngoài việc chú ý đến chứng còn cần chú ý đến căn nguyên gây bệnh. Khi chữa trị, các bác sĩ Y học cổ truyền sẽ xem xét và điều chỉnh thêm công năng tạng phủ trong cơ thể. Kết hợp tổng hòa của nhiều phương pháp có thể dùng thuốc với các bài thuốc có sẵn hoặc được gia cố thêm tùy theo thể trạng của người bệnh đó, không dùng thuốc như chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện.
Tương tự như Tây y, Đông y cũng rất chú trọng đến các cách chữa bệnh tự nhiên, từ các thảo dược có thể ăn được, uống được hàng ngày như món ăn bài thuốc dân gian, trà thảo dược, xoa bóp, bấm huyệt, tập khí công hay dưỡng sinh.
Xuất phát từ những quan điểm như vậy mà với Y học cổ truyền, rất ít các trường hợp bài thuốc chữa bệnh chỉ có một vị dược thảo. Trong bài thuốc Đông y, luôn có sự hiện diện của quân, thần, tá, sứ hợp nhất tạo nên một tác động tổng thể để giúp cơ thể từ từ điều chỉnh và cân bằng các rối loạn chuyển hóa.
Bài thuốc chữa tiểu đường hiệu quả cần có đủ quân, thần, tá, sứ
Bài thuốc trị bệnh tiểu đường bằng Đông y hiệu quả
Đông y chữa bệnh tiểu đường theo 2 phương pháp chính là dùng thuốc và không dùng thuốc.
Phương pháp dùng thuốc
Tùy theo triệu chứng mà người bệnh gặp phải, mức đường huyết, thể trạng, các bệnh mắc kèm mà Đông y có nhiều bài thuốc khác nhau. Đôi khi các bài thuốc gốc được giữ nguyên nhưng sẽ gia giảm thêm các dược liệu khác để giúp tăng hiệu quả điều trị.
Nhiều trường hợp, các bác sĩ Đông y cũng khuyên người bệnh có thể áp dụng thêm các bài thuốc nam, thuốc bắc theo kinh nghiệm dân gian như dùng búp ổi, lá đinh lăng, lá xoài, dâu tằm, mướp đắng, nước bí đao… để hãm lấy nước uống hàng ngày.
Cũng xuất phát từ những kinh nghiệm dân gian, Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn đánh giá cao bài thuốc kết hợp giữa lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng nhờ tác động toàn diện lên chu trình chuyển hóa đường. Thạc sĩ chia sẻ:
Lá Xoài theo Y học cổ truyền là một thảo dược có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh tiêu khát từ rất xa xưa. Trước đây lá xoài được dùng theo kinh nghiệm dân gian, nhưng thực chất các viện nghiên cứu Ấn Độ, Úc đã phân lập thành công tinh chất 3 beta – taraxerol có tác dụng hạ đường huyết, giúp tăng tác dụng của lnsulin, dự phòng biến chứng của bệnh tiểu đường trên mạch máu, thần kinh, mắt… Trong Y học cổ truyền bao giờ cũng có quân, thần, tá, sứ. Nếu chỉ dùng một mình lá Xoài đơn độc cũng được, nhưng khi được phối hợp với lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng tác dụng sẽ tăng lên rất nhiều.
Hiện nay, những thảo dược mà Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn nhắc đến đã được sản xuất thành công trong viên nén thực phẩm chức năng Glutex. Việc tận dụng các bài thuốc cho tác dụng chữa bệnh tiểu đường hiệu quả, cùng công nghệ bào chế hiện đại làm giàu hóa các hoạt chất có trong lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết lâu dài.
Cùng lắng nghe nhận định của dược sĩ nhà thuốc, người dùng về TPCN Glutex TẠI ĐÂY.
Biện pháp không dùng thuốc
Các phương pháp không dùng thuốc được các chuyên gia Đông y lựa chọn bao gồm châm cứu, bấm huyệt đạo, xoa bóp, dùng trà dược, cháo thuốc… Đôi khi các bài tập khí công dưỡng sinh hay tắm thuốc cũng được áp dụng.
Với người bệnh, chế độ ăn ngoài thực phẩm thông thường, nên bổ sung thêm các món ăn bài thuốc có tác dụng hạ đường huyết, cải thiện triệu chứng tê bì chân tay, đau nhức mỏi như trà quế, bánh quế hoặc râu ngô. Các loại rau củ như mướp đắng, bí đỏ, bí đao, dưa hấu, tỏi, hoài sơn, hành tây, rau cần, cà rốt, củ cải, măng, hẹ, ngân nhĩ, hải tảo, cá quả, cá trạch, hải sâm… nên được xen kỹ trong bữa ăn hàng ngày.
Xem thêm: 10 cây thuốc nam chữa tiểu đường hiệu quả nhất
Lưu ý khi kết hợp Đông Tây y chữa bệnh tiểu đường
Từ “kết hợp” mang hàm ý quan trọng, cũng có ý nhắc nhở người bệnh tiểu đường. Bởi lẽ có nhiều trường hợp người bệnh tự ý bỏ thuốc tây chuyển hoàn toàn sang đông y. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, điều này hoàn toàn không phù hợp vì có thể khiến đường huyết dao động, ảnh hưởng xấu tới “tương lai” điều trị bệnh tiểu đường sau này.
Y học cổ truyền chữa bệnh bằng cây cỏ hoa lá, chữa cả chứng và gốc nên hiệu quả không nhanh như tây y. Vì vậy khi đã quyết định sử dụng, bạn nên kiên trì tối thiểu từ 3 – 6 tháng để đánh giá hiệu quả một cách khách quan nhất.
Lê Hoa
- Bình luận mặc định
- Bình luận Facebook