Logo bacsitieuduong.vn
0985 877 724-0962 326 300

Các loại thuốc tiểu đường và lưu ý khi dùng để tránh tác dụng phụ

Dù ra đời đã lâu, sử dụng thuốc vẫn là một trong những cách điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Việc dùng thuốc là bắt buộc, nhưng cũng cần sử dụng đúng cách, phối hợp hợp lý để đảm bảo an toàn, tránh tác dụng phụ, đặc biệt là trên gan thận.

Thuốc tiểu đường giúp giảm đường huyết.

Thuốc tiểu đường giúp giảm đường huyết.

Vì sao người tiểu đường cần dùng thuốc?

Bình thường lượng đường đến từ thức ăn sẽ được đưa vào máu. Sau đó có một hormone chuyên chở là lnsulin mang chúng vào tế bào để tạo ra năng lượng cho cơ thể. Ở người bệnh tiểu đường, quá trình này sẽ gặp trục trặc khiến lượng đường trong máu tăng cao. Sử dụng thuốc chính là cách giúp đưa đường huyết về mức bình thường.

Tiểu đường tuýp 1

Người bệnh tiểu đường type 1 bắt buộc phải dùng thuốc tiêm lnsulin. Do tuyến tụy đã bị tổn thương nặng, không còn khả năng sản xuất lnsulin. Mặc dù hiện nay đã có phương pháp ghép tụy nhân tạo và cấy ghép tụy cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 1. Nhưng do giá thành cao, điều kiện phẫu thuật khắt khe nên chưa được ứng dụng rộng rãi. Về sau bệnh nhân vẫn phải phụ thuộc lâu dài vào thuốc chống thải ghép.

Bệnh nhân tiểu đường loại 1 bị béo phì cũng được đề nghị phẫu thuật giảm cân nhằm ổn định đường huyết. Tuy nhiên, không phải ai béo phì sau khi can thiệp xong cũng khỏi bệnh.

Tiểu đường tuýp 2

Với tiểu đường type 2, tuyến tụy không bị phá hủy hoàn toàn. Nhưng theo thời gian, khả năng tiết lnsulin của tụy sẽ ngày càng giảm. Khi này, việc điều chỉnh lối sống thôi chưa đủ để giữ đường huyết trong mức an toàn. Người bệnh phải dùng thuốc mới giảm được lượng đường trong máu.

Hơn nữa, tiểu đường type 2 thường tiến triển âm thầm. Đa số người bệnh đều bị chẩn đoán muộn 5 – 10 năm. Vậy nên khi bắt tay vào điều trị, người bệnh đã có biến chứng buộc phải can thiệp bằng thuốc.

Đường huyết cao bao nhiêu cần dùng thuốc?

Tiểu đường tuýp 1 khởi phát đột ngột và nặng ngay từ đầu nên người bệnh được chỉ định lnsulin ngay bất kể chỉ số đường huyết cao bao nhiêu. Với bệnh tiểu đường tuýp 2, ở giai đoạn đầu, đường huyết còn thấp thì chưa cần dùng thuốc mà sẽ ưu tiên thay đổi chế độ ăn và tập thể dục. Chỉ trong những trường hợp sau, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc:

– Đường huyết lúc đói trên 7 mmol/l, HbA1c trên 6.5% dù đã thay đổi chế độ ăn, tập thể dục.

– HbA1c > 9.0% + đường huyết lúc đói trên 13.0 mmol/L: kết hợp 2 thuốc viên

– HbA1c > 9.0% + đường huyết lúc đói trên 15.0 mmol/L: kết hợp thuốc viên và tiêm lnsulin

– HbA1c > 10% + đường huyết lúc đói trên 300mg/dL: tiêm insuIin ngay

Lựa chọn các nhóm thuốc điều trị tiểu đường liên quan chặt chẽ đến chỉ số đường huyết

Lựa chọn các nhóm thuốc điều trị tiểu đường liên quan chặt chẽ đến chỉ số đường huyết

Các loại thuốc trị tiểu đường thường dùng

Thuốc tiểu đường ngày nay rất đa dạng về chủng loại. Tuỳ thuộc vào loại bệnh tuýp 1 hay tuýp 2, lịch trình hằng ngày, chi phí thuốc và các tình trạng sức khoẻ mắc kèm khác bạn sẽ được kê 1 hoặc nhiều loại thuốc khác nhau.

Thuốc Tây trị tiểu đường

Tây Y đã có nhiều bước tiến vượt bậc trong việc nghiên cứu phát triển thuốc điều trị cho người bệnh tiểu đường. Bên cạnh các thuốc phổ biến như Metformin, Diamicron dạng uống, lnsulin dạng tiêm, có nhiều loại thuốc mới và thuốc phối hợp đã được ra đời. Mục tiêu chung là giúp tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết và giảm tối đa nguy cơ tác dụng phụ cho người bệnh.

Thuốc trị tiểu đường dạng viên uống

Dạng thuốc này chỉ được dùng phổ biến cho người bệnh tiểu đường tuýp 2. Cụ thể bao gồm các nhóm:

– Biguanide: đại diện là metformin (Glucophage). Đây là loại thuốc tiểu đường hiệu quả nhất hiện nay. Thuốc làm giảm lượng đường do gan sản xuất, tăng độ nhạy cảm của lnsulin với tế bào để đường được hấp thụ, nhờ đó giúp giảm đường máu hiệu quả.

– Thuốc ức chế alpha – glucosidase: cụ thể hơn là acarbose và miglitol. Các loại thuốc này có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột tại ruột nên hạn chế nguy cơ tăng đường máu sau ăn.

– Sulfonylureas: Nhóm thuốc này không làm tăng độ nhạy của lnsulin nhưng sẽ kích thích tuyến tuỵ giải phóng ra nhiều lnsulin hơn. Thường gặp nhất là Gliclazide (Diamicron), Chlorpropamide (Diabinese), Glimepiride (Amaryl), Glipizide (Glucotrol) và Glyburide (Micronase, Glynase và Diabeta)ng huyết sau bữa ăn

– Thuốc ức chế DPP-4: DPP – 4 là enzym phân hủy GLP – 1 – một loại hormon kích thích tuyến tụy tiết lnsulin sau ăn. Do đó khi DPP 4 bị ức chế, lượng đường trong máu cũng được giảm thiểu.. Ngoài ra, thuốc không gây tăng cân và có thể giúp hạ cholesterol. Các thuốc thuộc nhóm này đang có trên thị trường là Alogliptin (Nesina), Linagiptin (Tradjenta), Saxagliptin (Onglyza) và Sitagliptin (Januvia)

– Meglitin: bao gồm Nateglinide (Starlix) và Repaglinide (Prandin). Tương tự sulfonylure, thuốc cũng kích thích các tế bào beta giải phóng lnsulin, từ đó giúp giảm lượng đường trong máu.

– Các chất ức chế SGLT2: Đây là loại thuốc tiểu đường thế hệ mới, đang bắt đầu được ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam. Cơ chế hạ đường huyết của nhóm thuốc này là tăng đào thải đường qua nước tiểu.

– TZD (Thiazolidinediones): Rosiglitazone (Avandia) và Pioglitazone (ACTOS) là đại diện tiêu biểu của nhóm thuốc này. Thuốc có tác dụng giúp lnsulin hoạt động tốt hơn trong cơ và mô mỡ, giảm sản xuất glucose ở gan. Tuy nhiên, khi dùng phải kiểm soát chặt chẽ các vấn đề về gan. Thuốc cũng bị nghi ngờ là làm tăng nguy cơ suy tim ở một số người bệnh.

Các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 chủ yếu là dạng viên

Các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 chủ yếu là dạng viên

Thuốc tiêm tiểu đường

Phổ biến nhất là lnsulin. Người bị tiểu đường tuýp 1 buộc phải dùng lnsulin. Thuốc không hấp thu được qua đường uống nên phải dùng chế phẩm dạng tiêm, có thể là kim, ống, bút hay bơm lnsulin. Nếu bạn đang dùng loại kim và ống hoặc bút tiêm thì phải dùng nhiều lần trong ngày. Riêng máy bơm lnsulin có thể tự động cung cấp cho cơ thể liều nhỏ và ổn định trong suốt cả ngày.

Với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, lnsulin cũng được kê đơn nếu như thuốc viên không còn hiệu quả hoặc trong các trường hợp cần thiết như đường huyết tăng quá cao, phẫu thuật, có bệnh nhiễm trùng nặng, thai kỳ, tăng men gan, suy thận… Thường lnsulin sẽ được kết hợp với thuốc viên.

Để tránh khỏi tác dụng phụ của thuốc tiêm tiểu đường lnsulin khi sử dụng tại nhà, bạn có thể tham khảo các lời khuyên trong bài viết Hướng dẫn tiêm lnsulin đúng kỹ thuật.

https://giamduonghuyet.vn/dieu-tri-benh-tieu-duong/cach-tiem-thuoc-tieu-duong-insulin-dung-ky-thuat-va-han-che-tac-dung-phu.html

Ngoài lnsulin, hiện tại có một số thuốc trị tiểu đường type 2 mới cũng được bào chế dưới dạng tiêm. Ví dụ Pramlintide, hoạt động như trợ thủ của lnsulin để điều tiết lượng đường trong máu trong 3 giờ sau khi ăn. Hay Victoza, giúp đưa thẳng incretin vào máu, từ đó kích thích tuyến tụy tăng tiết lnsulin theo bữa ăn, đồng thời giảm cảm giác thèm ăn. Victoza hữu hiệu với người béo phì nhưng giá thành khá cao.

Thuốc nam trị tiểu đường

Cây thuốc nam trị tiểu đường tuy không thay thế được thuốc tây nhưng lại là chìa khóa giúp người bệnh sống lâu hơn.  Bởi không chỉ làm tăng đường trong máu, tiểu đường còn kéo theo các rối loạn khác trong cơ thể như rối loạn chuyển hóa mỡ, rối loạn chuyển hóa đạm, tăng quá trình oxy hóa làm huỷ hoại thần kinh cùng mạch máu. Hơn nữa, tuyến tụy nỗ lực lâu dài sẽ dần suy yếu và mất đi khả năng hoạt động. Việc sử dụng thêm các cây thuốc có thể giúp cơ thể tự điều chỉnh rối loạn, hỗ trợ phục hồi chức năng tụy tạng, hạ đường huyết và chống lại quá trình oxy hoá gây biến chứng một cách tốt hơn.

Trong dân gian thường lưu truyền rất nhiều cây thuốc, bài thuốc. Tuy nhiên bạn chỉ nên lựa chọn các cây thuốc hoặc bài thuốc trị tiểu đường đã được khẳng định tác dụng bằng nghiên cứu khoa học. Điển hình như Lá xoài, Lá neem, Quế chi, Mướp đắng… Bởi đây mới là minh chứng xác thực nhất cho hiệu quả và độ an toàn của các cây thuốc này.

Xem thêm: Các cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường type 2 tốt nhất

Thực phẩm chức năng thực chất là tập hợp của các cây thuốc trị tiểu đường

Thực phẩm chức năng thực chất là tập hợp của các cây thuốc trị tiểu đường

Thuốc bổ cho người tiểu đường

Bên cạnh các thuốc hạ đường huyết, việc dùng những loại thuốc bổ như omega – 3, vitamin D hay chất chống oxy hoá cũng được chứng minh mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường. Việc bổ sung dinh dưỡng cũng là cần thiết để tăng cường thể chất. Nhưng nếu không kiểm soát được liều lượng có thể làm bệnh nặng hơn.

Vì vậy các chuyên gia khuyên rằng thuốc bổ dành cho người bệnh tiểu đường nên tập trung vào 5 nhóm, đó là:

– Thuốc bổ gan thận: đây là hai bộ phận loại bỏ độc tố cho cơ thể. Uống thuốc điều trị lâu ngày và bệnh tật ăn mòn khiến cho gan thận dễ tổn thương, nên dùng thuốc bổ gan và thận dành cho người tiểu đường

– Thuốc bổ mắt để hạn chế biến chứng mắt của bệnh tiểu đường

– Thuốc bổ não: giúp người bệnh minh mẫn hơn, giảm tốc độ lão hoá của não

– Thuốc bổ xương khớp: người tiểu đường, đặc biệt là lớn tuổi thường có vấn đề về xương và khớp, sử dụng thuốc bổ sớm có thể giảm nguy cơ này

– Vitamin: là chất chống oxy hoá tự nhiên tuyệt vời, bảo vệ thần kinh và mạch máu cho người bệnh. Riêng vitamin D nếu không được bổ sung đầy đủ sẽ làm tăng tình trạng kháng lnsulin, nhưng nếu dư thừa lại gây hại thận.

Việc bổ sung loại thuốc bổ dành cho người bị tiểu đường nào, có hoạt chất gì, bao nhiêu cần phải cân nhắc kỹ. Để có thêm thông tin, bạn có thể tham khảo tại: Thuốc bổ cho người tiểu đường: dùng loại nào, dùng như thế nào cho đúng

Khi nào cần phối hợp thuốc tiểu đường?

Việc phối hợp thuốc trong điều trị tiểu đường được thực hiện khi dùng một loại đơn độc không thể giúp người bệnh kiểm soát được đường huyết. Cụ thể hơn, nếu sau 3 tháng dùng thuốc, đường huyết khi đói của bạn vẫn không xuống dưới 7 mmol/l, sau ăn vẫn cao từ 11.1 mmol/l trở lên, HbA1c trên 7%, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thêm thuốc thứ 2 hoặc thứ 3. Trường hợp, phác đồ 3 thuốc vẫn không hiệu quả, bạn sẽ được chuyển sang dùng thuốc uống cùng tiêm lnsulin.

Các dạng kết hợp thuốc thường dùng là: Sulfonylurea + Metformin/Acarbose/TZD = Metformin + Acarbose/TZD = Lnsulin + Acarbose/Metformin/Sulfonylure = Nhóm ức chế SGLT2 + Lnsulin

Insulin được kết hợp khi thuốc viên không còn đủ để kiểm soát đường huyết

Insulin được kết hợp khi thuốc viên không còn đủ để kiểm soát đường huyết

Uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì?

Nhìn chung các loại thuốc tiểu đường đều có tác dụng phụ cơ bản như dị ứng, tụt đường huyết, rối loạn tiêu hoá… Một số loại có tác dụng phụ đặc biệt như SGLT2 có thể gây viêm niệu đạo, âm đạo…

Những phản ứng không mong muốn này thường không nghiêm trọng và không để lại di chứng, chỉ cần đổi thuốc là có thể giải quyết. Thế nhưng bạn cũng nên hiểu rõ để nếu gặp phải còn thông báo sớm cho bác sĩ, sớm xử lý tránh những hậu quả đáng tiếc.

Cách dùng thuốc tiểu đường an toàn, tránh tác dụng phụ

Thuốc tiểu đường là giải pháp tối ưu giúp giảm nhanh đường huyết cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên tác dụng này chỉ đạt được nếu người bệnh dùng thuốc đúng cách.

Uống thuốc tiểu đường trước ăn sau hay sau ăn?

Tùy theo từng loại mà thuốc trị tiểu đường có thể được dùng trước hoặc sau khi ăn. Chẳng hạn như nhóm sulfonylurea nên uống trước ăn; Metformin và Acarbose thì uống sau bữa ăn để giảm tác dụng phụ… Tốt nhất, người bệnh nên hỏi bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Các lưu ý khi dùng thuốc điều trị tiểu đường

Bên cạnh việc dùng thuốc đúng thời điểm, bạn cũng cần tuân thủ một số lưu ý dưới đây để kiểm soát đường huyết và hạn chế tác dụng phụ của thuốc tốt hơn.

– Trong quá trình sử dụng, nếu như gặp bất kỳ tác dụng phụ nào đều phải thông báo với bác sĩ.

– Phải kết hợp với một chế độ ăn lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên. Điều này giúp ngăn chặn những yếu tố nguy cơ làm cho bệnh nặng hơn.

– Không có thuốc tiểu đường tốt nhất, bạn có thể phải thử nhiều loại thuốc, kết hợp thuốc hoặc phối hợp với lnsulin.

– Thuốc tiểu đường cũng không phải vạn năng và nó không thể kiểm soát đồng thời cả đường huyết lẫn biến chứng. Nếu như có bệnh khác như cao áp huyết, tăng mỡ máu, biến chứng mắt, bàn chân hay bệnh thận… cần phải sử dụng thêm thuốc điều trị.

Bệnh tiểu đường có phải dùng thuốc suốt đời không?

Theo Gs Thái Hồng Quang (Chủ tịch Hội Nội tiết Đái tháo đường Việt Nam), hiện vẫn chưa có giải pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường, do đó người bệnh vẫn phải dùng thuốc suốt đời.

Tuy nhiên, nếu điều trị tốt, duy trì được đường huyết trong ngưỡng an toàn trong 6 tháng liên tục, bác sĩ có thể  cân nhắc tạm ngưng hoặc giảm liều thuốc, nhưng vẫn phải ăn kiêng nghiêm ngặt và tái khám thường xuyên. Thường là HbA1c dưới 6.5%, đường huyết sau ăn 2 tiếng dưới 7.8mmol/L và khi đói dưới 6mmol/L.

Thuốc trị bệnh tiểu đường có thể dần vô hiệu khi cơ thể đã quen với thuốc (nhờn thuốc), vì vậy dù không thấy cơ thể có bất thường nhưng bạn vẫn cần tái khám mỗi 3 tháng một lần để đánh giá lại đáp ứng thuốc và điều chỉnh nếu như cần thiết. Cuối cùng, nên kết hợp với thảo dược/thực phẩm chức năng tốt để tăng hiệu quả điều trị và đẩy lùi nguy cơ biến chứng.

Ds. Cao Ngọc Hải

Nguồn:
https://medlineplus.gov/diabetesmedicines.html
https://www.diabetes.org/diabetes/medication-management/oral-medication/what-are-my-options
https://www.diabetes.org/diabetes/medication-management/oral-medication

 

    Viết bình luận
    Theo dõi
    Thông báo
    guest
    0 Bình luận
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận