Người tiểu đường sống được bao nhiêu năm và cách giúp kéo dài tuổi thọ
Người tiểu đường sống được bao nhiêu năm là điều mà bất kỳ ai khi mắc bệnh cũng đều quan tâm. Câu trả lời là nếu biết cách kiểm soát tốt đường huyết và biến chứng tiểu đường, bạn hoàn toàn có thể sống thọ đến 70, 80 tuổi và thậm chí là lâu hơn nữa.
Người bệnh tiểu đường sẽ sống bao lâu?
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) ước tính, tuổi thọ trung bình của người khỏe mạnh là 77 tuổi đối với nam và 81 tuổi đối với nữ. Tiểu đường có thể sẽ khiến tuổi thọ trung bình của người bệnh giảm xuống, cụ thể:
- Người tiểu đường tuýp 2 giảm trung bình 10 năm tuổi thọ.
- Người tiểu đường tuýp 1 giảm trung bình 20 năm tuổi thọ.
Tuy nhiên, sự tiến bộ của y học trong những năm gần đây đã giúp cải thiện đáng kể tuổi thọ của người tiểu đường cả tuýp 1 và tuýp 2. Vì thế, câu trả lời cho câu hỏi “Người tiểu đường sống được bao nhiêu năm?” đã thay đổi ít nhiều.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy người bệnh tiểu đường tuýp 1 có tuổi thọ trung bình lên tới 69 năm. Trong khi đó, ở người tiểu đường tuýp 2, tuổi thọ thậm chí còn gần tương đương với người bình thường, ví dụ như một người nam giới mắc tiểu đường tuýp 2 ở tuổi 55 trung bình có thể sống đến 58,2 – 76,1 tuổi.
Những yếu tố rút ngắn tuổi thọ của người bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Theo thời gian, tình trạng đường huyết cao sẽ phá hủy hệ thống mạch máu, thần kinh và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm trên toàn bộ cơ thể bao gồm:
- Biến chứng thần kinh khiến người bệnh mất cảm giác. Cứ 32 giây trôi qua lại có 1 người tiểu đường bị hoại tử, cắt cụt chi do biến chứng thần kinh gây mất cảm giác, khiến họ không phát hiện được vết thương ở chân và điều trị kịp thời.
- Biến chứng thận có thể gây suy thận.
- Biến chứng tim mạch gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ. 65% số ca tử vong ở người tiểu đường là do biến chứng tim mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ) gây ra.
- Biến chứng võng mạc gây mù lòa.
Đường huyết cao kéo theo tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa chất đạm, chất béo. Tất cả các yếu tố này đều gây khó khăn cho việc kiểm soát đường huyết và các biến chứng tiểu đường. Nếu không được phát hiện và điều trị các biến chứng tiểu đường, người bệnh có thể tử vong trong thời gian ngắn, tuổi thọ ngắn hơn rất nhiều so với người khỏe mạnh.
Những cách làm tăng tuổi thọ cho người bệnh tiểu đường
Cách duy nhất để tăng tuổi thọ cho người tiểu đường là kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, HbA1c và các yếu tố làm tăng nguy cơ biến chứng (huyết áp cao, mỡ máu).
Sau đây là bảng chỉ số mục tiêu bạn cần đạt được để sống khỏe mạnh và lâu dài khi mắc bệnh tiểu đường:
(Nguồn: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Đái Tháo Đường 2017 của Bộ Y Tế)
Lưu ý, các chỉ số trên sẽ thay đổi tùy thuộc vào số năm mắc bệnh, độ tuổi phát hiện tiểu đường, các bệnh lý mắc kèm… Chính vì thế, tốt nhất bạn cần đi khám để biết được chỉ số mục tiêu phù hợp nhất với mình.
Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn dễ dàng đạt được các chỉ số mục tiêu:
1. Ăn uống lành mạnh
Người tiểu đường nên tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều đường hóa học như bánh kẹo, coca. Bạn cũng cần hạn chế rượu, bia, thuốc lá nếu muốn cơ thể kiểm soát đường máu tốt hơn
Để tránh đường huyết tăng cao sau mỗi bữa ăn, bạn tăng cường nhiều rau xanh và ăn rau trước khi ăn các thực phẩm khác. Ăn gạo lứt sẽ tốt hơn gạo trắng do chứa tinh bột khó hấp thu.
Tìm hiểu đầy đủ về một chế độ ăn khoa học sẽ giúp ích cho bạn dễ dàng khi lên thực đơn ăn uống mỗi ngày.
2. Tập thể dục thường xuyên
Chỉ 30 phút thể dục mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn tiêu hao lượng đường dư thừa trong máu hiệu quả hơn, từ đó làm hạ và ổn định đường huyết. Tập thể dục cũng là cách giúp người tiểu đường bị thừa cân đưa cân nặng giảm về mức lý tưởng.
Các bài tập bổ ích cho người tiểu đường đó là: đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, tập thể dục dưỡng sinh, yoga, bơi lội, cầu lông…
3. Theo dõi đường huyết hàng ngày
Các chuyên gia nội tiết khuyên mỗi người bệnh tiểu đường nên trang bị cho mình một máy đo đường huyết tại nhà để theo dõi đường huyết thường xuyên hơn. Bạn nên đo vào thời điểm trước khi ăn sáng để kiểm soát đường huyết lúc đói, đo sau khi ăn 2 giờ để biết bữa ăn đã hợp lý chưa.
4. Giảm căng thẳng, lo lắng
Áp lực trong công việc, cuộc sống hoặc quá lo lắng cho bệnh tật là các nguyên nhân khiến đường huyết tăng cao khó hạ. Bạn nên giữ cho mình tâm thái lạc quan để sống vui, sống khỏe cùng bệnh tiểu đường. Thỉnh thoảng, bạn nên thư giãn đầu óc bằng cách đi bộ tại công viên, nói chuyện nhiều hơn với bạn bè, tham gia các câu lạc bộ, xem một bộ phim hoặc nghe những bản nhạc yêu thích, chăm sóc thú cưng, cây cảnh…
5. Ngăn ngừa nhiễm trùng
Người bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng ngoài da, răng miệng, tiết niệu. Vi khuẩn có thể biến các vết xước ngoài da thông thường thành vết loét, hoại tử rất khó điều trị, thậm chí phải cắt cụt chi để tránh hoại tử lan rộng. Đây là một yếu tố làm giảm tuổi thọ ở người tiểu đường.
Bạn nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên kiểm tra cơ thể xem có vết thương hở nào không, đặc biệt là ở bàn chân vì đây là bộ phận khó điều trị nhiễm trùng nhất.
6. Sử dụng thảo dược thiên nhiên
Các chuyên gia nội tiết thường khuyến khích bệnh nhân sử dụng các thảo mộc dân gian, an toàn, lành tính để nâng cao hiệu quả điều trị.
Nổi bật trong số các thảo dược tốt cho người tiểu đường phải kể đến lá Xoài Ấn Độ, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng các thảo mộc trên giúp cơ thể tự điều chỉnh và thiết lập lại rối loạn chuyển hóa, không chỉ tốt cho việc kiểm soát đường huyết, mà còn giúp ngăn chặn hiệu quả biến chứng tiểu đường và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Ngày nay, nhờ công nghệ sản xuất hiện đại, viện Thực phẩm chức năng Việt Nam đã phối hợp cùng công ty IMC để sản xuất sản phẩm Glutex với sự kết hợp của cả năm thảo mộc trên. Đặc biệt, tinh chất lá Xoài Ấn Độ trong Glutex còn được bào chế dạng tinh chất cô đặc, đem đến hiệu quả hạ và ổn định đường huyết gấp 10 lần.
Duy trì sử dụng 4 viên/ngày, chia làm 2 lần uống sẽ giúp ổn định đường huyết lúc đói, không làm tăng đường huyết sau ăn, tiến tới giảm HbA1c, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
Mặc dù mới ra mắt trên thị trường được gần 3 năm nhưng Glutex đã nhận được rất nhiều đánh giá tốt từ chuyên gia cũng như sự tin tưởng của người bệnh tiểu đường. Dưới đây là chia sẻ của những người đã ổn định được đường huyết nhờ kết hợp sử dụng Glutex:
“Trong vòng 4 tháng dùng thêm sản phẩm Glutex, đường huyết lúc đói ổn định, HbA1C từ 8.5 giảm còn 5%, huyết áp từ 170/110 giảm còn 130/90 mmHg, người không còn mệt mỏi, giảm tiểu đêm và đau nhức bắp thịt” – Ông Đào Xuân Hạnh (71 tuổi, Hưng Yên) cho biết.
Anh Hồng đã giảm đường huyết xuống còn 5 – 6 chấm nhờ sử dụng TPBVSK Glutex
Qua bài viết này, chúng tôi muốn gửi gắm một thông điệp rằng để sống lâu, sống khỏe cùng bệnh tiểu đường không khó, quan trọng là bạn phải kỷ luật trong thói quen sinh hoạt, cộng thêm sự trợ giúp của sản phẩm hỗ trợ. Đáp án của câu hỏi người tiểu đường sống được bao nhiêu năm phụ thuộc vào chính bạn.
Ngọc Ánh
Tài liệu tham khảo: Diabetes.co.uk, Medicalnewstoday.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.
E bi tiểu đường chỉ số hab1c lên tới 10 , như vây có nguy hiểm k va năm nay e mới 27 tuổi , lúc trước mỗi khi đói người k run còn bây giờ run , xin ca. Ơn bác sĩ
Chào bạn,
Không rõ hiện chỉ số đường huyết khi đói của bạn là bao nhiêu? Bởi chúng tôi đang thấy chỉ số Hba1c của bạn là 10% rất cao và rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm ở người bệnh tiểu đường.
Vì vậy, bạn nên sớm tái khám lại tại bệnh viện để được bác sĩ theo dõi và điều trị nhằm sớm đưa đường huyết và HbA1c về giới hạn cho phép.
Ngoài thuốc điều trị, không biết bạn ăn uống như thế nào? Hiện tại bạn cố gắng ăn nhiều rau xanh vào đầu bữa, chia nhỏ bữa ăn để giảm lượng thức ăn trong mỗi bữa. Với các thực phẩm nhiều tinh bột như cơm, bún, miến, phở thì nên hạn chế. Điều này không có nghĩa bạn phải nhịn ăn nhưng cần giảm bớt so với trước khi mắc bệnh. Bởi nhịn ăn đói sẽ dễ gây hạ đường huyết và biểu hiện là gây run, hoa mắt, chóng mật, thậm chí là hôn mê, rất nguy hiểm.
Sử dụng thêm Glutex cũng là một giải pháp tốt cho bạn. Mặc dù không thay thế được thuốc tây, nhưng Glutex sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị, có nghĩa, đường huyết của bạn sẽ giảm tốt hơn. Trên thực tế, nhiều người bệnh đã áp dụng sự kết hợp này, và nhận được kết quả như mong đợi:
https://www.youtube.com/watch?v=saJWrS0GCYE
Chúng tôi gửi thêm bạn các bài viết chi tiết về chế độ ăn để tham khảo:
http://www.giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/che-do-an/tieu-duong-nen-an-gi-che-do-an-chuan-cho-nguoi-tieu-duong.html
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi bị tiểu đường typs 2 , đường huyết từ 8-10 theo tư vấn tôi làm thế nào để tiểu đường về ngưỡng 4-6 xin trân thành cảm ơn
Chào bạn,
Ngưỡng đường huyết đáp ứng của mỗi người là khác nhau, với người bệnh tiểu đường có mức ổn định được cho là từ 5-7mmol/l, ở mức dưới hơn có thể sẽ bị hạ đường huyết. Vậy nên bạn đừng để mức đường hạ xuống thấp quá nhé!
Việc ngay cả khi bạn đã kiên trì sử dụng thuốc đều đặn nhưng đường máu không ổn định, có thể có những nguyên nhân sau:
– Bạn bị tiểu đường tuýp 2 và tình trạng kháng in.sulin đang diễn ra mạnh mẽ. Điều này khiến cho đường huyết sau ăn khó được kiểm soát, dễ tăng cao, đồng thời làm bất ổn định chỉ số đường huyết lúc đói.
– Tuyến tụy sau một thời gian làm việc mệt mỏi đã bị suy kiệt, điều này làm giảm số lượng/chất lượng của in.sulin, khiến in.sulin làm việc không hiệu quả.
– Cách ăn uống của bạn có thể chưa đúng cách, bạn vẫn ăn nhiều thực phẩm dễ làm tăng đường huyết. Hoặc bạn ít khi luyện tập, điều này dẫn tới tình trạng kháng in.sulin ngày càng nghiêm trọng.
Khi đã rà soát được những nguyên nhân này, thì việc điều trị sẽ đơn giản đơn.
Đầu tiên bạn cần làm giảm kháng in-sulin bằng cách tăng cường luyện tập chăm chỉ hơn mỗi ngày, giảm căng thẳng, cố gắng ngủ sớm, không thức khuya, đồng thời cân nhắc sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex.
Thứ 2 là để hồi phục chức năng của tụy tạng bạn nên uống thuốc tây theo đúng chỉ định, cố gắng không để đường huyết tăng quá cao, vì điều đó sẽ khiến tụy ngày càng mệt hơn.
Thứ 3 là về chế độ ăn, bạn thực sự phải kiểm soát nghiêm khắc hơn. Một số mẹo nhỏ bạn nên biết là khi ăn nên ăn rau + uống nước canh trước, sau đó sẽ bổ sung thêm cơm + tinh bột sau. Tiếp theo là bạn nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tối thiểu 5 bữa. Bữa sáng nếu ăn bún, miến, phở thì luôn luôn ăn kèm với nhiều rau. Nếu ăn bánh mì thì nên thêm một ít bơ, nếu ăn khoai lang thì nên ăn rán, luộc thay vì ăn khoai lang nướng.
Về kinh nghiệm sử dụng Glutex, có nhiều người bệnh đã cho cải thiện tốt, bạn có thể xem thêm chia sẻ của họ tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=hMnAVe21V0I&t=9s
Chúc bạn sức khỏe!
1 hộp Glutex có bao nhiêu viên
Chào bạn,
1 hộp Glutex có 30 viên, liều dùng của sản phẩm là 4 viên mỗi ngày, chia 2 lần sáng tối trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, cách thuốc tây tối thiểu 30 phút .
Để có thể chia sẻ thêm các thông tin về ăn uống, điều trị, cũng như cách dùng GLUTEX sao cho hiệu quả, bạn có thể cho chúng tôi biết thêm về số năm mắc bệnh tiểu đường, cũng như chỉ số đường huyết của bạn nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Đường huyết của tôi có lúc lên 7,4 có lúc xuống6,4 ,tôi có nên dùng thuốc kh và dùng lọa nào
Chào bạn,
Ở thời điểm phát hiện đường huyết 6.4 – 7.4mmol/l không rõ bác sĩ có chẩn đoán là bạn bị bệnh tiểu đường chưa, hay chỉ là tiền tiểu đường hay rối loạn dung nạp glucose. Nếu chưa, bạn nên làm thêm test dung nạp glucose (nhịn ăn trên 8 tiếng, uống 75 gam đường glucose, kiểm tra đường huyết sau 2 giờ) để được xác định chính xác bệnh tiểu đường. Việc làm này rất quan trọng.
Bởi nếu bạn đã bị tiểu đường, bạn sẽ cần áp dụng các phương pháp điều trị bao gồm kiểm soát chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc suốt đời.
Còn nếu bạn mới chỉ ở giai đoạn tiền tiểu đường (chưa đủ giá trị chẩn đoán bệnh tiểu đường), thì tình trạng này có thể chữa khỏi nếu bạn tích cực hơn trong việc thay đổi chế độ ăn và tập luyện để đưa đường huyết về ngưỡng bình thường.
Để làm được điều này, trước tiên bạn cần phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Ăn nhiều hơn các loại rau xanh, củ quả tươi, hạn chế đồ ăn đường và có nhiều tinh bột. Tiếp theo là duy trì các thói quen sống lành mạnh, ngủ sớm, ngủ đủ giấc và đúng giờ; tập luyện thể dục thường xuyên; hạn chế trà đặc, cà phê, hoặc các chất kích thích khác.
Để nhanh hơn, bạn nên dùng ngày 4 viên GLUTEX để hạ đường huyết, đưa đường huyết về ngưỡng bình thường sau 2 – 4 tháng và duy trì chúng ổn định. Từ đó bạn có thể yên tâm sống vui sống khỏe mà không cần quá lo lắng nỗi lo bệnh tiểu đường nữa.
Bạn có thể tìm hiểu thêm chia sẻ của người bệnh khi dùng sản phẩm này tại đây:
https://giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/chia-se/duong-huyet-10-8-mmol-l-giam-con-mot-nua-day-la-bi-quyet-cua-toi.html
Thân mến,”
[…] Tiểu đường tuýp 2 chiếm 90% tổng số người bệnh mắc bệnh tiểu đường. […]