Bệnh tiểu đường type 2 dùng lnsulin có phải là bệnh nặng lên?
Bệnh tiểu đường type 2 khi nào nên dùng insulin? Tiêm insulin có phải là khi bệnh tiểu đường đã ở giai đoạn cuối là những thắc mắc, băn khoăn của rất nhiều người bệnh. Tiến sĩ Andrea Penney – Chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu bệnh tiểu đường lớn nhất Hoa Kỳ Joslin, sẽ chia sẻ cách dùng insulin cho người bệnh tiểu đường type 2.
Chuyên gia Andrea Penney cho biết: “Insulin là loại hormone được tạo ra trong cơ thể, có vai trò vận chuyển đường glucose từ máu vào trong các tế bào. Thiếu insulin tuyệt đối là tình trạng gặp phải ở người bệnh tiểu đường type 1, nhưng đề kháng insulin – insulin hoạt động không hiệu quả mới là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh tiểu đường type 2”.
Bệnh tiểu đường type 2 bắt đầu khi người bệnh có tình trạng kháng insulin. Tình trạng này nặng dần lên theo thời gian. Để đối phó với kháng insulin, cơ thể người bệnh đáp ứng bằng cách kích thích các tế bào tuyến tụy sản sinh nhiều insulin hơn. Sau một thời gian dài, các tế bào tuyến tụy bị tổn thương do phải hoạt động quá mức dẫn đến lượng insulin bị suy giảm nhanh chóng ở những người bệnh tiểu đường type 2.
Một nguyên nhân khác khiến người bệnh tiểu đường type 2 bị suy giảm lượng insulin là do tình trạng tăng cân hoặc tâm trạng căng thẳng lo âu kéo dài. Bệnh tiến triển khiến cho ngay cả những loại thuốc tiểu đường cũng không còn tác dụng như khi mới điều trị.
Những trường hợp nào người bệnh tiểu đường phải dùng insulin?
“Trong trường hợp những người bệnh tiểu đường type 2 không áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và hạn chế tập thể dục, lượng đường trong máu cao sẽ ảnh hưởng đến việc điều trị bằng thuốc tiểu đường. Những người bệnh này chỉ có cách kiểm soát đường huyết duy nhất là dùng insulin. Với người có men gan tăng cao, suy thận hoặc tuyến tụy bị suy kiệt, sử dụng thuốc tiêm là điều bắt buộc” – chuyên gia Andrea Penney cho biết.
Ngoại trừ việc dùng insulin để kiểm soát đường huyết, thì người bệnh tiểu đường type 2 cũng cần điều trị insulin tạm thời trong một số trường hợp như mang thai, tiến hành phẫu thuật lớn, bị gãy xương, mắc bệnh ung thư, hoặc đang phải sử dụng các loại thuốc steroid để điều trị các loại bệnh khác. Như vậy, tiêm insulin không có nghĩa là bệnh đang ở giai đoạn cuối, hay bệnh nặng lên, mà tại thời điểm đó, tiêm insulin sẽ giúp ổn định đường huyết hiệu quả hơn so với dùng thuốc uống hạ đường huyết.
Dùng insulin ở người tiểu đường type 2 có khác biệt như thế nào so với tiểu đường type 1?
Liều lượng insulin được dùng cho người bệnh tiểu đường type 2 thường sẽ ít hơn tiểu đường type 1. Nguyên nhân là do người bệnh tiểu đường type 2 vẫn còn khả năng sản xuất một lượng nhỏ insulin trong khi người bệnh tiểu đường type 1 thì mất hoàn toàn khả năng này. Người bệnh tiểu đường type 2 sẽ được tiêm một lượng rất ít insulin hoặc nhiều hơn tùy thuộc và cân nặng, thói quen ăn uống, mức độ thường xuyên tập thể dục, tình trạng đề kháng insulin và các căn bệnh mãn tính khác nếu mắc phải.
Khi nào có thể ngừng sử dụng insulin ở người bệnh tiểu đường type 2?
Sử dụng insulin trong điều trị phải có sự chỉ định của bác sĩ. Người bệnh có thể ngưng sử dụng insulin nếu việc thay đổi chế độ ăn, giảm cân kết hợp với tập thể dục bắt đầu mang lại hiệu quả trong việc kiểm soát đường huyết. Chỉ người bệnh tiểu đường type 2 mới có thể ngưng sử dụng insulin, người bệnh tiểu đường type 1 phải tiêm insulin trọn đời.
Ds. Xuân Thủy
Tham khảo: http://www.joslin.org/info/the_truth_about_insulin_and_type_2_diabetes.html
[…] dụng lá Xoài thường xuyên, các triệu chứng khó chịu hàng ngày của bệnh tiểu đường giảm đáng kể, đặc biệt là tình trạng đi tiểu nhiều vào ban đêm, giảm cân […]
[…] thuốc điều trị đái tháo đường type 2 có tác […]
[…] Ngoài ra, các loại quả còn rất giàu vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa mà thực phẩm thông thường không có nhiều. Chẳng hạn, chuối chứa kali và tryptophan – một axit amin quan trọng. Trái cây có múi như cam và bưởi rất giàu vitamin A và C, là những chất chống oxy hóa mạnh. Ăn đa dạng trái cây và rau củ giúp phòng ngừa béo phì, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Trong đó, béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. […]
[…] nghiệm này thường được thực hiện để chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2, tiền tiểu đường, tiểu đường thai kỳ, người có nguy cơ mắc tiểu đường […]
[…] Một trong số các tác dụng nổi bật nhất của loại quả này chính là chống bệnh tiểu đường thông qua nhiều con đường khác […]