Các cách hạ đường huyết cấp tốc – Phải dùng đúng mới hiệu quả
Người bệnh tiểu đường thường tìm đến các cách hạ đường huyết cấp tốc khi lượng đường trong máu tăng cao. Tuy nhiên, đi cùng với lợi ích giảm đường huyết nhanh, áp dụng không đúng có thể khiến bạn “tiền mất tật mang” .
Theo dõi nội dung trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cụ thể các cách hạ đường huyết nhanh chóng, thời điểm nên áp dụng và gợi ý phương pháp hạ và ổn định đường huyết lâu dài hơn.
Khi nào nên áp dụng cách hạ đường huyết khẩn cấp?
Khi lượng đường tăng cao trong các trường hợp tạm thời như quên không dùng thuốc, bị ốm, sốt, phẫu thuật, sau một bữa ăn có chứa quá nhiều đường… người bệnh có thể áp dụng các cách hạ đường huyết cấp tốc.
Tuy nhiên hiệu quả của các phương pháp này chỉ có giới hạn, không thể giảm chỉ số đường huyết xuống quá nhiều trong thời gian ngắn. Do đó nếu thấy chỉ số đường huyết tăng lên mức nguy hiểm (>20 mmol/l, xuất hiện các dấu hiệu buồn nôn, nôn, thở nhanh sâu, hơi thở có mùi trái cây lên men…) thì bạn vẫn cần nhanh chóng đến bệnh viện. Bởi đây là các dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp biến chứng cấp tính nhiễm toan ceton, có thể gây hôn mê, thậm chí tử vong nếu không được xử trí sớm.
Nếu đường huyết tăng lên trên 20 mmol/l, bạn cần đến bệnh viện để xử trí
Các cách hạ đường huyết cấp tốc tại nhà
Dưới đây là 4 cách hạ đường huyết nhanh tại nhà trong thời gian ngắn mà bạn có thể tham khảo.
Uống nhiều nước
Nước sẽ làm loãng lượng đường trong máu và giúp người bệnh hạ đường huyết nhanh do thải trừ qua nước tiểu. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường có kèm bệnh lý tim mạch hay thận dễ bị ứ nước gây phù thì không nên áp dụng cách này để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Trong trường hợp cần hạ đường máu nhanh hơn, bạn có thể pha 1 – 2 thìa bột quế hoặc xay 1 quả mướp đắng để uống. Quế và mướp đắng là các vị thảo mộc có khả năng làm giảm đường huyết khá hiệu quả.
Tập thể dục
Đây cũng là một cách hạ đường huyết khẩn cấp mà bạn nên tham khảo. Tập thể dục sẽ giúp các tế bào cơ bắp sử dụng glucose nhiều hơn để tạo ra năng lượng, từ đó làm giảm lượng đường trong máu. Hiệu ứng này có thể kéo dài trong 24 giờ hoặc hơn sau khi tập thể dục.
Tuy nhiên, không có công thức cho việc tập thể dục như thế nào sẽ làm giảm đường huyết nhanh nhất. Bởi mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau với việc tập thể dục. Để hiểu rõ hơn về cách cơ thể bạn phản ứng với việc tập thể dục, hãy kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau khi tập luyện. Ghi lại sự thay đổi đường huyết giữa các hoạt động để xem những hoạt động nào là hiệu quả nhất để giảm lượng đường trong máu của bạn (chẳng hạn như đi bộ nhanh, đạp xe, chạy bộ, v.v.).
Lưu ý: Nếu đường trong máu trước khi bắt đầu tập cao hơn 250 mg/dl, kèm theo triệu chứng rất khát nước, hơi thở có mùi trái cây lên men thì tốt nhất không nên tập luyện. Bởi khi này bạn đang có nguy cơ nhiễm toan ceton, cần đến bệnh viện để được xử trí sớm.
Người bệnh tiểu đường nên kiểm tra đường huyết trước khi tập thể dục
Dùng trà xanh và nghỉ ngơi
Tương tự như quế, trà xanh cũng được chứng minh có khả năng làm giảm lượng đường trong máu hiệu quả nhờ làm tăng chuyển hóa đường, cải thiện độ nhạy cảm của insulin. Khi uống trà xanh, bạn nên kết hợp ngồi nghỉ ngơi, thiền, hít thở sâu. Điều này cũng ngăn cản việc cơ thể tiết ra thêm các hormone căng thẳng làm đường huyết tiếp tục tăng cao.
Tiêm insulin
Các loại Insulin tác dụng nhanh thường được ví như thuốc hạ đường huyết cấp tốc bởi có thể phát huy hiệu quả chỉ sau 10 – 15 phút sử dụng. Vì vậy trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể tăng liều insulin thêm 1 – 2 đơn vị và tiêm vào các vùng hấp thu nhanh như dưới da bụng, cánh tay. Tuy nhiên nên hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi dùng để tránh bị hạ đường huyết đột ngột.
Các cách hạ đường huyết cấp tốc không cần dùng thuốc kể trên có thể cho hiệu quả nhanh nhưng không kéo dài. Nếu muốn đường huyết ổn định trong suốt cả ngày, bạn hãy liên hệ ngay tới hotline 0985 877 724 để được các chuyên gia tư vấn.
Biện pháp giúp hạ và ổn định đường huyết dài lâu
Theo các chuyên gia Đái tháo đường, để đường huyết khi đói, sau ăn hay bất cứ thời điểm nào trong ngày luôn nằm trong ngưỡng cho phép, người bệnh cần kết hợp dùng thuốc (nếu có) kết hợp với các biện pháp dưới đây:
Ăn uống hợp lý
Bên cạnh các lời khuyên như hạn chế tinh bột, ăn nhiều thực phẩm giảm đường huyết như rau xanh, để ổn định đường huyết tốt hơn mà vẫn ngon miệng, bạn nên áp dụng 3 nguyên tắc sau:
- Ăn đúng giờ: Để cơ thể có “thói quen” tiết insulin (hormone chuyển hóa đường) đúng giờ, từ đó kiểm soát đường huyết sau ăn tốt hơn.
- Ăn đúng cách: Ăn đĩa con rau trước, sau đó mới ăn cơm và thức ăn.
- Ăn đúng lượng: Ăn không quá no, quá đói, ngừng ăn khi vẫn có cảm giác muốn ăn. Nếu bữa phụ không thấy đói, mệt, hạ đường huyết thì không nhất thiết phải ăn.
Nguyên tắc đĩa ăn giúp giảm đường huyết cho người tiểu đường
Luyện tập kiên trì
Tập thể dục không chỉ giúp ổn định đường huyết, giảm cân mà còn giảm được vòng eo. Ở người tiểu đường có vòng eo lớn (trên 80cm đối với nữ, trên 90cm đối với nam), sự đề kháng insulin diễn ra mạnh mẽ khiến cơ thể không thể sử dụng đường đúng cách. Giảm được vòng eo mới có thể giảm được đề kháng insulin. Tuy nhiên khi tập luyện bạn cần lưu ý:
- Tập đều đặn ít nhất 30 phút/ngày x 5 ngày/tuần.
- Tập xen kẽ nhiều loại hình vận động (đi bộ, chạy bộ, đạp xe…).
- Nên tập thể dục sau ăn từ 1 – 2 tiếng.
- Luôn mang theo nước và đồ ngọt để tránh bị tụt đường huyết khi tập.
- Tuân thủ nguyên tắc GYM: Không gắng sức quá, yếu thì khoan tập, mệt thì nghỉ
Bổ sung thảo dược
Sử dụng sản phẩm từ thảo dược được đánh giá là giải pháp cốt lõi, giúp người bệnh kiểm soát đường huyết tốt hơn, hạn chế tác dụng phụ của Tây Y. Trong nhiều trường hợp, giải pháp này còn giúp giảm nguy cơ nhờn thuốc, tiến tới giảm liều thuốc Tây cho người bệnh.
Một trong những giải pháp giúp hạ và ổn định đường huyết hiệu quả mà bạn có thể tham khảo là TPCN Glutex. Đây là sản phẩm đầu tiên có chứa tinh chất lá Xoài kết hợp cùng 4 thảo dược quý Hoàng bá, lá Neem, Quế chi, Mướp đắng giúp hạ và ổn định đường huyết lâu dài. Tuy không có hiệu quả tức thì, song về lâu dài, Glutex sẽ giúp tăng cường chức năng tuyến tụy, giảm đề kháng insulin (nguyên nhân chính gây tăng đường huyết ở người tiểu đường) nhờ đó giúp người bệnh giảm và ổn định đường huyết khi đói, sau ăn tốt hơn.
Glutex cũng chính là “bí quyết” giúp ông Đào Xuân Hạnh (Hưng Yên) ổn định đường huyết, kiểm soát chỉ số HbA1c về ngưỡng cho phép, đồng thời sức khỏe ngày càng dẻo dai hơn. Bạn có thể theo dõi câu chuyện của ông Hạnh tại video sau:
Để biết thêm thông tin về sản phẩm Glutex, bạn có thể liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi qua số điện thoại 0985 877 724 hoặc tìm hiểu thêm trong bài viết: TPBVSK Glutex – Bí quyết của những người luôn có mức đường huyết ổn định
Giảm căng thẳng
Căng thẳng, stress không chỉ khiến đường huyết tăng giảm thất thường mà còn hình thành hàng loạt các phản ứng viêm, stress oxy hóa, thúc đẩy biến chứng tiểu đường xuất hiện sớm. Do đó bạn cần giữ tâm lý thoải mái, bố trí thời gian làm việc – nghỉ ngơi hợp lý và áp dụng các biện pháp có tác dụng thư giãn như đọc sách, thiền, nghe nhạc, trò chuyện cùng gia đình bạn bè, đi du lịch…
Kiểm soát tốt đường huyết là mong muốn của mọi người bệnh, tuy nhiên bạn nên áp dụng đúng các cách hạ đường huyết cấp tốc theo các lời khuyên trong bài viết để vừa đạt hiệu quả vừa tránh rủi ro. Bạn cũng đừng quyên luyện tập, ăn uống hợp lý, dùng thuốc và các thảo dược hạ đường huyết là phương pháp tốt nhất giúp bạn giảm và ổn định đường huyết lâu dài.
Ngọc Ánh
Tham khảo:
- Bình luận mặc định
- Bình luận Facebook