Cách hạ đường huyết nhanh nhất là cách nào?
Có thể bạn đang tìm một phương pháp, một cách hạ đường huyết nhanh nhất. Tuy nhiên, việc điều trị quá gấp gáp không những không mang lại hiệu quả mà còn có thể khiến cho bạn gặp phải nguy cơ tử vong bởi hạ đường huyết cấp tính còn nguy hiểm hơn nhiều so với tình trạng tăng đường huyết mà họ đang gặp phải.
Đường trong máu cao là khi cơ thể giảm khả năng vận chuyển đường từ máu vào các tế bào. Tình trạng này được gọi là bệnh tiểu đường. Kiểm soát đường huyết là việc mà bất kỳ bệnh nhân nào cũng phải làm. Tuy nhiên, quá trình này phải thực hiện trong một thời gian dài để đường huyết dần dần ổn định mà không phải áp dụng các biện pháp làm hạ đường huyết nhanh chóng. Dưới đây là những phương pháp giúp làm hạ đường huyết hiệu quả và an toàn.
Tập thể dục giúp giảm đường trong máu
Thường xuyên tập thể dục sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả, làm hạ đường huyết và tăng sự nhạy cảm của cơ thể với Insulin. Điều này có nghĩa là cơ thể sẽ sử dụng lượng Insulin trong máu tốt hơn. Các bài tập thể dục tốt bao gồm tập tạ, đi bộ nhanh, chạy bộ, đi xe đạp và bơi lội.
Chọn thực phẩm lành mạnh để tránh tăng đường huyết sau ăn
Những loại thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường là những loại thực phẩm ít làm tăng đột ngột lượng đường trong máu, có chỉ số GI càng thấp càng tốt. Những loại thực phẩm này bao gồm các loại đậu, các loại sản phẩm từ cây họ đậu và hạn chế những loại thực phẩm có chỉ số GI cao chẳng hạn như các loại bánh kẹo ngọt, đồ uống ngọt và những loại thực phẩm giàu tinh bột.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo chế độ ăn giảm tinh bột, tăng cường protein sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu trong thời gian dài một cách hiệu quả.
Đồng thời, người bệnh nên chọn những loại thực phẩm có nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa đường bột và làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu. Chất xơ có hai loại là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Cả hai loại chất xơ này đều tốt cho sức khỏe nhưng chất xơ hòa tan được chứng minh có khả năng làm giảm lượng đường trong máu một cách tốt hơn loại còn lại.
Các loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm rau quả, trái cây tươi và các loại ngũ cốc nguyên hạt.
Thường xuyên theo dõi đường huyết
Người bệnh tiểu đường nên kiểm tra đường huyết thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Hoặc đơn giản hơn là người bệnh có thể sử dụng thiết bị đo đường huyết cầm tay với độ chính xác lên tới 80%. Bạn cũng nên đo đường huyết khoảng 2 giờ sau bữa ăn để xác định loại thực phẩm vừa ăn có làm tăng đường huyết một cách nhanh chóng hay không. Từ đó, bạn có thể lựa chọn loại thực phẩm phù hợp với cơ thể của mình.
Dùng Tinh chất lá Xoài để giảm kháng lnsulin – cách hạ đường huyết nhanh và an toàn
Tinh chất lá Xoài vài năm trở lại đây luôn là “điểm sáng” thu hút sự chú ý của các nhà khoa học bởi công dụng giảm và ổn định đường huyết, giảm kháng lnsulin nhờ tác động toàn diện trên chu trình chuyển hóa đường.
Có thể nói kháng lnsulin đang là vấn đề nhức nhối, gây không ít khó khăn cho các nhà điều trị. Kháng lnsulin là một trong những nguyên nhân chính khiến đường huyết tăng cao khó hạ, gây rối loạn chuyển hóa chất béo, làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch, xơ vữa mạch ở người tiểu đường.
Nghiên cứu của trường Đại học Anna (Ấn Độ) chứng minh, Tinh chất lá xoài chứa 3 beta – taraxenol có tác dụng giảm kháng lnsulin mạnh mẽ, đồng thời còn giúp làm chậm hấp thu glucose ở ruột, tăng tổng hợp glycogen tại gan, nên giúp ổn định đường huyết sau ăn và đường huyết lúc đói.
Xem thêm chia sẻ của người bệnh tiểu đường sử dụng sản phẩm Glutex từ Tinh chất lá Xoài sau 5 tuần, đường huyết 10.8 mmol/l giảm chỉ còn một nửa:
Xem thêm: VTV2 đưa tin về công dụng hạ và ổn định đường huyết của Tinh chất lá Xoài
Một số cách hạ đường huyết nhanh nhất nên áp dụng thường xuyên
Uống nhiều nước
Sẽ giúp lượng đường trong máu được hạ xuống, giúp các tế bào dễ dàng loại bỏ đường huyết dư thừa qua nước tiểu mà không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng đồ uống tinh khiết mà không phải là các loại đồ uống nhiều đường mua sẵn.
Kiểm soát căng thẳng
Khi bạn rơi vào tình trạng căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra một loạt hormone như glucagon và cortisol. Đây là hai loại hormone làm tăng đường huyết và làm giảm bài tiết Insulin. Bạn có thể thư giãn bằng các bài tập Yoga, hoặc các hoạt động mà mình ưa thích.
Ngủ đủ giấc
Thói quen ngủ kém và nghỉ ngơi hạn chế mỗi ngày không trực tiếp làm tăng lượng đường trong máu nhưng ảnh hưởng đến quá trình bài tiết Insulin sau bữa ăn và làm giảm độ nhạy của cơ thể với loại hormone này. Khi thiếu ngủ, người bệnh sẽ thèm ăn nhiều hơn và đối mặt với tình trạng tăng cân không kiểm soát.
Tất cả các phương pháp liệt kê ở trên đều sẽ giúp bạn ổn định đường huyết một cách chậm rãi nhưng chắc chắn và an toàn cho sức khỏe. Bạn không cần phải tìm cách hạ đường huyết nhanh nhất bởi đó là cách điều trị không an toàn và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Ds. Cao Ngọc Hải
(*): Thông tin trong bài viết sau mang tính chất tham khảo, không thay thế được chẩn đoán và phác đồ điều trị của bác sĩ.
Tham khảo
https://www.healthline.com/nutrition/15-ways-to-lower-blood-sugar#section5
http://www.livestrong.com/article/300622-how-to-lower-sugar-levels-in-the-blood-immediately/
Tôi đang tiêm lnsulin nhưng đường huyết không hạ mà vẫn cao, tư vấn giúp tôi. Tôi bị tiểu đường 22 năm, đường huyết lúc đói trước tiêm 8.5 mmol/l, đường huyết khi đã tiêm lnsulin hiện nay khoảng 8.0 mmol/l.
Chào bạn
Đường huyết của bạn đang có xu hướng giảm. Mặc dù con số 8,0 mmol/l vẫn cao hơn mục tiêu đường huyết chung. Tuy nhiên do bạn đã mắc bệnh lâu năm, bạn nên hỏi lại bác sĩ của mình về mục tiêu đường huyết cần đạt, bởi ở mỗi người, giá trị này sẽ có sự thay đổi nhất định.
Vấn đề thứ 2 mà chúng tôi muốn nhấn mạnh là khi tiêm lnsulin, bạn cần tuyệt đối tuân thủ liều lượng và thời gian tiêm mà bác sĩ đã chỉ định. Bởi vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả giảm đường huyết của bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý chế độ ăn lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên kết hợp cùng tiêm lnsulin. Trong những lần tái khám sau, bạn nên kiểm tra HbA1c, chỉ số này sẽ giúp bạn đánh giá chính xác hơn, rằng trong 2 – 3 tháng vừa qua, bản thân có kiểm soát đường huyết tốt hay không.
Để nâng cao hiệu quả điều trị, bạn cân nhắc dùng thêm TPBVSK Glutex. Sản phẩm sẽ giúp cơ thể sử dụng lnsulin đúng cách, hạn chế hấp thu đường từ thức ăn và giảm đường huyết tốt hơn.
Trên thực tế, nhiều người bệnh đã dùng Glutex và có hiệu quả, bạn tham khảo chia sẻ của họ trong video sau: https://www.youtube.com/watch?v=Yr1NWVk6Gk0
Chúc bạn sức khỏe!
Mẹ tôi 82 tuổi có tiền sử cao huyết áp và to tim, đi kiểm tra đường huyết 23.1 mmol/l vậy đã bị tiểu đường typ 2 chưa và điều trị như thế nào?
Chào bạn
Đường huyết của bác đang ở mức quá cao. Mặc dù theo tiêu chuẩn chẩn đoán, người bệnh cần kết quả đường huyết 2 lần vượt ngưỡng mới xác định chính xác bị tiểu đường nhưng với chỉ số cao như vậy, khả năng bác bị tiểu đường là rất lớn. Trước mắt, với trường hợp của bác, bác có thể cần tiêm lnsulin để hạ đường huyết. Ngoài ra, bạn nên xem lại chế độ ăn của bác. Bác cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày, giảm ăn cơm, bún, miến, phở, tăng cường ăn rau xanh, giảm dầu mỡ, đồ chiên rán.
Việc mắc tiểu đường sẽ khiến bác có khả năng mắc nhiều bệnh lý tim mạch hơn, nên bạn cần kiểm soát tốt huyết áp của bác đồng thời đi thăm khám tim mạch định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề nếu có.
Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc dùng thêm một số sản phẩm thảo dược như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex để nâng cao hiệu quả giảm và ổn định đường huyết.
Thân mến!
[…] lập tức làm giảm đường huyết. Bởi điều này có thể dẫn tới hiện tượng hạ đường huyết – cũng nguy hiểm không kém tăng đường huyết. Do đó, bạn cần phối hợp […]
[…] glucose máu hay hạ đường huyết là tình trạng xảy ra khi đường huyết của người bệnh giảm xuống dưới 3.9 […]