Logo bacsitieuduong.vn
0985 877 724-0962 326 300

Cách hạ đường huyết tại nhà, nên biết trước điều này để tránh rủi ro

Không chỉ là dùng thuốc theo đơn, người tiểu đường nếu áp dụng đầy đủ và chính xác các hướng dẫn liên quan đến việc hạ đường huyết tại nhà sau đây, sẽ giữ mức đường huyết ổn định, tránh xa biến chứng tiểu đường.

Tự theo dõi đường huyết tại nhà giúp bạn và bác sĩ lên kế hoạch điều trị phù hợp

Tự theo dõi đường huyết tại nhà giúp bạn và bác sĩ lên kế hoạch điều trị phù hợp

Những lưu ý người tiểu đường cần biết khi chữa bệnh tiểu đường tại nhà

Ths.Bs Nguyễn Huy Cường từng có chia sẻ như sau: Trung bình, trong một lần thăm khám, 1 người bệnh chỉ được tiếp xúc với bác sĩ khoảng 30 phút. Một năm, tối đa 1 người bệnh tiểu đường đi khám định kỳ 12 lần. Tổng lại chỉ có 6 giờ được bác sĩ trực tiếp hướng dẫn. 8752 giờ còn lại trong một năm người bệnh phải tự xoay sở.

Đồng ý với quan điểm trên, Ths.Bs Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội có lưu ý: Việc điều trị bệnh tiểu đường muốn hiệu quả, không phải là bác sĩ nói, mà quan trọng là người bệnh phải giỏi như bác sĩ. Việc chủ động cập nhật thêm kiến thức về tiểu đường, chế độ ăn và luyện tập đúng sẽ giúp định hướng phương pháp, ra được mục tiêu điều trị phù hợp, từ đó sẽ đạt được kết quả cao.

Hiện nay có rất nhiều tài liệu miễn phí đã được các bác sĩ Hằng hay bác sĩ Cường chia sẻ trên youtube, người bệnh tiểu đường có thể dành thời gian tìm hiểu thêm qua đường link sau: https://www.youtube.com/channel/UCUpnsWkkl9eUApPqGlbSykw/playlists

Ngoài ra, trong những đợt điều trị tại nhà, người bệnh nên học thói quen ghi chép lại những thắc mắc của mình. Sau đó mỗi lần gặp bác sĩ, hãy mang ra để nhờ bác sĩ giải đáp. Điều đó sẽ giúp người bệnh cập nhật thêm kiến thức một cách tích cực và cũng dễ nhớ nhất.

Thông tin liên quan đến đường huyết người tiểu đường nên hiểu rõ

Muốn hạ đường huyết tốt nhất, trước tiên người tiểu đường cần hiểu một số kiến thức về chỉ số đường trong máu như sau:

  • Chỉ số đường huyết lúc đói là nồng độ đường trong máu được đo vào buổi sáng sớm, khi người bệnh chưa ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì có đường hay năng lượng. Đường huyết lúc đói an toàn của người khỏe mạnh, chưa biến chứng nên dưới 7mmol/l; với người già hoặc có biến chứng nên dưới 8.5mmol/l
  • Chỉ số đường huyết sau ăn được đo sau ăn từ 1 – 2h. Chỉ số này có ý nghĩa cho biết việc lựa chọn thực phẩm người tiểu đường có đúng hay không. Đường huyết sau ăn 2h được khuyến cáo nên nhỏ hơn 10mmol/l hoặc 180mg/dl. Nếu đường huyết lúc đói ổn định, nhưng đường huyết sau ăn tăng trong thời gian dài, có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng tim mạch.
  • Chỉ số HbA1c – là chỉ số tổng quan cho biết khả năng kiểm soát đường huyết 24h của một người trong suốt 3 tháng trước đó. Còn đường huyết lúc đói hay sau ăn chỉ cho biết nồng độ đường trong máu ngay tại thời điểm đo. HbA1c nên dưới 6.5% với người khỏe mạnh và dưới 8% với người đã có biến chứng.

Theo khuyến cáo mới nhất của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, để đánh giá tổng quan hiệu quả điều trị của một người, cần làm đủ cả xét nghiệm đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn và HbA1c. Tuy nhiên, tại Việt Nam không phải người bệnh nào cũng có thể làm test HbA1c. Vì vậy người bệnh chỉ cần theo dõi cẩn thận 2 chỉ số đường huyết lúc đói và sau ăn để làm giá trị đối chiếu.

3 chỉ số đường huyết quan trọng người tiểu đường cần đặc biệt lưu ý: đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn và HbA1c

Rủi ro khi đường huyết tăng cao

Tăng đường huyết cấp tính (chỉ số đường huyết > 250 mg/dl) là một biến chứng khá phổ biến ở người tiểu đường tuýp 1. Mặc dù người tiểu đường tuýp 2 ít xảy ra tình trạng này nhưng cũng cần đề phòng để tránh rủi ro.

Khi đường huyết lên quá cao, cơ thể ngay lập tức phản ứng lại bằng cách tăng đốt cháy mỡ tạo năng lượng. Quá trình này sinh ra một loại acid, chúng tăng cao trong máu, dẫn tới biến chứng nhiễm toan ceton. Nếu không được kiểm soát, biến chứng này có thể khiến người bệnh hôn mê, gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể.

Thế nhưng, rủi ro thường trực nhất với người tiểu đường tuýp 2, chính là việc đường huyết tăng cao lâu dài làm hư hại hệ thống mạch máu và hệ thần kinh. Đây là nguyên nhân đứng đằng sau hàng loạt các biến chứng tiểu đường như biến chứng thận, biến chứng tim mạch, biến chứng mắt, biến chứng thần kinh…

Mẹo hạ đường huyết nhanh và duy trì đường huyết ổn định tại nhà

Lý tưởng nhất, bạn có thể kiểm soát bệnh tiểu đường, phòng ngừa từ sớm nguy cơ biến chứng bằng cách giữ lượng đường trong máu không bao giờ tăng quá cao hoặc giảm quá thấp. Dưới đây là 6 cách có thể giúp bạn đạt được mục đích này mà không cần dùng thuốc.

Ăn một chế độ ăn phù hợp

Ăn vừa đủ với nhu cầu năng lượng của cơ thể, tránh các thực phẩm chứa calo rỗng (nước ngọt có gas, mì tôm…), thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chứa nhiều đường. Ăn nhiều các loại ngũ cốc nguyên vỏ, trái cây, rau củ quả, thịt nạc… sẽ giữ cho lượng đường trong máu của bạn ổn định.

Chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm về chế độ ăn tổng quan cho người tiểu đường

Tập thể dục hợp lý

Thường xuyên và hợp lý luôn đi kèm với lời khuyên tập thể dục ở người tiểu đường. Thường xuyên để duy trì thói quen tốt cho sức khỏe tim mạch, cơ bắp, xương khớp và tốt cho mức đường trong máu. Hợp lý là phân bổ thời gian phù hợp, không tập luyện quá sức vì điều đó có thể gây hạ đường huyết.

Với người lớn tuổi, có biến chứng xương khớp nên hạn chế vận động chi dưới như đi bộ, chạy bộ… Khi đó có thể vận động nhẹ nhàng tại nhà như ngồi thiền, tập thái cực quyền, tập đạp xe… Khi tập cần chú ý tới nhịp tim để nhịp tim tối đa không vượt quá 220 – tuổi của bạn.

Giảm căng thẳng

Căng thẳng có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Hãy thử những phương pháp có thể giúp bạn thư giãn như ngồi thiền, viết nhật ký, nghe nhạc, đi bộ ngắn hoặc tham gia bất kỳ hoạt động nào khác bạn yêu thích.

Uống đủ nước

Nếu nước tiểu của bạn có màu vàng nhạt, bạn đã uống đủ nước. Uống nước vừa giúp tăng đào thải đường, vừa giúp đào thải độc tố. Nước lọc là tốt nhất cho người tiểu đường, nhưng đôi khi bạn có thể dùng thêm trà xanh, trà hoa cúc vì chúng có thể giúp giảm đường máu.

Để ý giấc ngủ

Một giấc ngủ chất lượng có thể giúp bạn làm giảm căng thẳng và ổn định đường huyết. Bạn nên tắt tất cả các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad, tivi, máy tính… tối thiểu 1 tiếng trước khi đi ngủ. Phòng ngủ nên có không gian rộng rãi, thoáng mát và yên tĩnh để đảm bảo bạn có một đêm ngon giấc.

Duy trì cân nặng

Nếu bạn dư cân, dĩ nhiên bạn cần tập luyện và có khẩu phần ăn giảm cân. Vì chất béo dư thừa sẽ làm tăng tình trạng kháng lnsulin. Ngược lại, nếu bạn quá gầy, cần nạp đủ năng lượng để lên cân. Quan trọng sau đó bạn cần duy trì chất lượng thực phẩm lối sống và tập luyện để duy trì cân nặng lý tưởng.

Bí quyết kiểm soát đường huyết tại nhà – câu chuyện của những người đã thành công

Cập nhật kiến thức về tiểu đường không chỉ từ lý thuyết mà còn là kinh nghiệm của bạn bè có bệnh giống mình. Học hỏi ở đây không có nghĩa là bạn phải điều trị giống họ, dùng thuốc giống họ, hay ăn giống học, bởi mỗi cơ thể cần có một cách thức kiểm soát khác nhau và bạn luôn là người hiểu bạn nhất. Biết về kinh nghiệm điều trị từ những người đi trước sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm không đáng có, hay đơn giản là học được những mẹo hay, những cách xử lý khi đường huyết tăng cao hoặc xuống thấp.

Có thể bạn quan tâm:

Chúng tôi tin rằng những ai đọc được bài viết này đã tự tin hơn rất nhiều vì đã hiểu cách hạ đường huyết tại nhà làm sao cho an toàn và thu được hiệu quả tốt nhất. Nếu còn băn khoăn, hãy gọi về cho chúng tôi qua số 0985 877 724. Chúng tôi rất sẵn lòng được hỗ trợ bạn!

Lê Hoa

Nguồn:

https://www.healthline.com/health/diabetes/how-to-lower-blood-sugar-quickly-emergency#tips-for-healthy-living

https://greatist.com/health/how-to-lower-blood-sugar#takeaway

    Viết bình luận
    Theo dõi
    Thông báo
    guest
    0 Bình luận
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận