Logo bacsitieuduong.vn
0985 877 724-0962 326 300

Cách tiêm thuốc tiểu đường lnsulin đúng kỹ thuật và hạn chế tác dụng phụ

lnsulin là loại thuốc không thể thiếu khi điều trị cho người bệnh tiểu đường tuýp 1 và rất nhiều người mắc tiểu đường tuýp 2. Loại thuốc này chỉ có thể sử dụng bằng đường tiêm trong khi người bệnh tiểu đường phải sử dụng lnsulin thường xuyên. Chính vì vậy, học cách tiêm thuốc tiểu đường (lnsulin) sao cho đúng, đạt hiệu quả cao nhất và hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn là một điều rất cần thiết đối với người bệnh tiểu đường.

Một số lưu ý với người bệnh tiểu đường khi điều trị bằng lnsulin

Bảo quản lnsulin là yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu quả của thuốc, lnsulin được bảo quản tốt nhất ở ngăn mát của tủ lạnh (nhiệt độ từ 25 – 280C), nếu bảo quản ở nhiệt độ thường sau khi mở nắp chỉ sử dụng tối đa trong 6 tuần. Nếu lnsulin để bị đông băng hay nhiệt độ bảo quản lớn hơn 300C sẽ bị giảm hiệu lực.

Khi để insulin ở ngăn mát trong tủ lạnh cần lưu ý không để sát thành tủ bởi vì có thể khiến insulin bị đông băng.

Liều lượng và thời điểm tiêm insulin với mỗi người bệnh, mỗi loại insulin có thể khác biệt nhau, do vậy người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về insulin, các loại insulin đang được sử dụng tại Việt Nam và được giải đáp tất cả các thắc mắc thường gặp về loại thuốc này trong bài viết sau: Insulin và những câu hỏi thường gặp.

 Tiêm insulin đúng cách giúp giải phóng và hấp thu insulin hiệu quả hơn

Tiêm insulin đúng cách giúp giải phóng và hấp thu insulin hiệu quả hơn

Bước 1: Những điều người bệnh tiểu đường cần làm trước khi tiêm insulin

Để đảm bảo cho việc tiêm insulin an toàn, tránh nhiễm khuẩn người bệnh cần thực hiện lần lượt theo các bước dưới đây:

  • Rửa tay và bằng xà phòng và nước thật sạch sau đó để khô.
  • Nếu insulin được bảo quản ở ngăn mát ở tủ lạnh thì trước khi tiêm nên để ra ngoài khoảng 10 – 15 phút.
  • Kiểm tra trên vỏ hộp hoặc vỏ lọ insulin xem thuốc còn hạn sử dụng không
  • Khi sử dụng insulin dạng hỗn dịch (thường có màu trắng đục), trước khi tiêm cần quay ngược đầu của ống thuốc, bút tiêm khoảng 10 lần hoặc lăn lọ insulin trong tay khoảng 10 – 15 lần cho tới khi hỗn dịch được phân tán đều.
  • Mở phần nắp bên ngoài (thường bằng nhựa hoặc nhôm), dùng một miếng gạc có tẩm cồn 700 lau sạch phần nắp cao su của lọ insulin sau đó để khô.

Bước 2: Kỹ thuật lấy insulin vào bơm tiêm

Sau giai đoạn chuẩn bị, bạn sẽ thực hiện việc lấy insulin vào bơm tiêm theo tuần tự các bước sau

  • Kéo ngược piston của bơm tiêm để lấy một lượng khí bằng với lượng insulin cần tiêm
  • Đâm kim qua phần nắp cao su và đẩy lượng khí trong bơm tiêm vào lọ thuốc, rồi dốc ngược lọ thuốc ngang tầm mắt.
  • Từ từ kéo piston để lấy đủ lượng insulin cần thiết
  • Rút kim ra, lúc này nếu có bọt khí thì búng nhẹ bơm tiêm, đẩy nhẹ piston lên để đẩy khí ra ngoài
  • Đậy nắp kim tiêm lại

Bước 3: Lựa chọn vị trí tiêm insulin

Lựa chọn vùng tiêm ở một trong 4 vị trí: bụng, đùi, mông trên, mặt sau của cánh tay trên như hình:

Vị trí tiêm insulin đối với người bệnh tiểu đường nên luân chuyển thường xuyên

Chú ý quan sát để tránh vị trí của các mũi tiêm trước đó, tránh các vùng da bị teo, phì đại. Sát khuẩn vị trí tiêm từ trong ra ngoài theo hình xoáy ốc bằng bông tầm cổn 700 tối thiểu 2 lần.

Bước 4: Thực hiện tiêm insulin

Tiêm insulin là tiêm dưới da, do vậy cần tránh tiêm quá sâu tới phần cơ, để làm được điều này người bệnh cần thực hiện kỹ thuật tiêm theo hướng dẫn dưới đây:

  • Mở nắp kim tiêm, véo da bằng ngón tay cái và ngón trỏ, giữ cố định cho đến khi tiêm hết thuốc
  • Cầm bơm tiêm đâm một góc khoảng từ 45 – 900 tùy thuộc vào chiều dài của kim (kim thường dùng nhất là loại 8mm) và người gầy hay béo. Cụ thể người càng béo thì góc tiêm có thể càng lớn và kim càng dài thì góc tiêm càng nhỏ
  • Bơm thuốc từ từ cho tới khi hết thuốc trong bơm tiêm
  • Rút kim rồi thả tay véo ra

Véo nhẹ phần da phía trên khi tiêm insulin sẽ giúp thuốc được hấp thu từ từ

Lưu ý: Để hạn chế việc tiêm insulin gây đau và gây ra các tác dụng không mong muốn người bệnh có thể thực hiện theo một số lời khuyên sau:

  • Sử dụng kim tiêm ngắn (4mm, 5mm hoặc 6mm) để tránh tiêm vào bắp, cơ và sử dụng kim tiêm mới cho mỗi lần tiêm
  • Làm ấm lọ insuin tới nhiệt độ phòng trước khi tiêm (bằng cách để insulin ra ngoài ngăn mát của tủ lạnh trước khi tiêm khoảng 15 phút hoặc xoa lọ insulin trong tay)
  • Tránh tiêm vào vị trí các lỗ chân lông, các vết sẹo
  • Đâm kim nhanh, dứt khoát sau đó tiêm thuốc chậm và đều
  • Chỉ tiêm sau khi cồn sát khuẩn đã khô trên da
  • Thay đổi vị trí tiêm liên tục, vị trí mỗi mũi tiêm cách nhau khoảng 2 cm, không tiêm ở vị trí gần rốn khoảng cách nhỏ hơn 2 – 3 cm.

Hướng dẫn cách sử dụng bút tiêm insulin

Vị trí và tên gọi các bộ phận của bút tiêm insulin

Vị trí và tên gọi các bộ phận của bút tiêm insulin

Mặc dù có chi phí đắt hơn nhiều lần so với cách tiêm bằng bơm tiêm thường, thế nhưng bút tiêm insulin vẫn được nhiều người bệnh ưa chuộng bởi tính tiện lợi, dễ sử dụng và bảo quản. Ngoài ra, kim tiêm của bút có kích thước nhỏ và mỏng hơn, làm giảm tâm lý sợ hãi và đau đớn cho người bệnh khi sử dụng, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Nhiều loại bút tiêm có thêm chức năng hiển thị thời gian và liều lượng sử dụng insulin lần gần nhất cũng giúp người tiểu đường hạn chế bỏ quên thời gian và liều dùng.

Cách sử dụng bút tiêm insulin đơn giản hơn rất nhiều so với việc dùng bơm tiêm thường. Bạn cũng sẽ trải qua lần lượt các bước sau:

Bước 1: Đồng nhất thuốc trong bút tiêm

Tương tự như tiêm insulin bằng bơm thường, trước khi dùng bơm tiêm, bạn đồng nhất thuốc (insulin trong suốt không cần bước này) bằng cách giữ bút tiêm trong lòng bàn tay và lăn qua lăn lại khoảng 10 lần, sau đó bạn cầm đầu bút và đưa lên xuống 10 lần.

Bước 2: Gắn kim tiêm vào bút tiêm

Bước 3: Đuổi khí trong bút tiêm

Nếu thấy bọt khí lớn trong bút tiêm, mới cần đuổi khí. Trước khi đuổi khí, dùng ngón tay búng nhẹ vào bút tiêm để bọt khí nổi lên phía trên. Sau đó, tháo kim tiêm ra khỏi bút tiêm, vặn nút chọn liều chọn 1 – 2 đơn vị, giữ bút tiêm thẳng đứng, đầu bút tiêm hướng lên trên. Sau đó bạn ấn vào đuôi bút và nhìn cho đến khi vạch chỉ liều trở về vạch số 0. Khi thấy một giọt nhỏ insulin xuất hiện ở đầu kim là đã hoàn thành.

Bước 4: Chọn liều

Vặt nút chọn liều để chọn đúng liều insulin cần tiêm theo chỉ định của bác sĩ.

Bước 5: Tiêm thuốc

Thực hiện giống tiêm bằng kim tiêm thông thường. Chú ý ấn đuôi bút cho đến khi vạch chỉ liều trở về số 0, sau đó giữ bút tiêm khoảng 6 – 10s trước khi rút kim tiêm ra khỏi da.

Bước 6: Tháo kim tiêm

Tháo kim tiêm ra khỏi bút tiêm, đóng nắp bút tiêm và bảo quản tại nhiệt độ phòng cho những lần sử dụng sau này.

Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi tiêm insulin và cách xử trí

Cũng giống như nhiều loại thuốc tây y khác, tiêm insulin cũng có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn, trong đó phổ biến nhất là:

Hạ đường huyết:

  • Nguyên nhân thường là do tiêm insulin quá liều, tiêm vào cơ do đâm kim quá sâu hoặc không véo da, người bệnh không thực hiện đúng chế độ ăn sau tiêm (ăn chậm, ăn ít, bỏ ăn…), người bệnh hoạt động thể lực quá mức sau tiêm.
  • Triệu chứng: Khi bị hạ đường huyết người bệnh sẽ thường xuất hiện các triệu chứng như Đói cồn cào, cảm giác như không còn sức lực, tim đập nhanh, đánh trống ngực, run tay, vã mồ hôi lạnh, nặng hơn là lơ mơ, rối loạn nhận thức… Hạ đường huyết nghiêm trọng có thể khiến người bệnh tử vong.
  • Xử trí: Ngay khi nhận thấy các triệu chứng đầu tiên của hạ đường huyết người bệnh cần ăn/uống ngay bánh kẹo, nước ngọt, hoa quả ngọt có sẵn đồng thời nhờ sự giúp đỡ nếu có thể để tới các cơ sở y tế.
  • Phòng ngừa: Thực hiện nghiêm túc chế độ ăn sau khi tiêm insulin, chú ý tiêm đúng liều lượng, đúng kỹ thuật.

Loạn dưỡng mỡ:

  • Nguyên nhân: Thường do tiêm thuốc nhiều lần tại một vị trí
  • Triệu chứng: Một vùng da có thể bị phì đại hoặc teo lại
  • Xử trí: Tránh tiêm insulin những lần sau vào vùng da này, thông thường theo thời gian vùng da sẽ phục hồi dần, nếu trong trường hợp xuất hiện các bất thường khác cần thông báo cho bác sĩ
  • Phòng ngừa: Đổi vị trí tiêm thường thường xuyên, đều đặn

Dị ứng (hiếm gặp):

  • Nguyên nhân: Do cơ thể phản ứng quá mức với insulin
  • Triệu chứng: Ban đỏ, ngứa tại chỗ tiêm
  • Xử trí: Thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí
  • Phòng ngừa: Tiêm thuốc đúng liều lượng, đúng kỹ thuật

Nhiễm khuẩn vị trí tiêm (hiếm gặp)

  • Nguyên nhân: Do không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn
  • Triệu chứng: Tại vị trí tiêm xuất hiện sưng, nóng, đỏ, đau
  • Xử trí: Hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn hướng xử trí
  • Phòng ngừa: Thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc vô khuẩn trong quá trình tiêm và đổi vị trí tiêm liên tục

Làm cách nào để giảm thiểu việc tăng liều thuốc tiêm insulin?

Tiêm insulin không có nghĩa là bệnh tiểu đường nặng lên, mà ở thời điểm đó, đây là phương pháp giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn so với dùng thuốc uống. Thế nhưng, theo thời gian liều insulin sẽ phải tăng dần.

Ngoài các phương pháp cổ điển không thể thay thế như kiểm soát chế độ ăn, tập luyện, sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết cũng là cách giúp tăng hiệu quả điều trị, làm chậm thời gian tăng liều insulin. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các thảo dược thiên nhiên có trong sản phẩm Glutex như lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp:

  • Phục hồi chức năng tuyến tụy
  • Tăng hoạt động của hormon chuyển hóa đường là insulin
  • Làm chậm hấp thu đường sau ăn
  • Giảm mỡ máu, điều hòa huyết áp, bảo vệ gan thận

Sử dụng kết hợp thêm Glutex là bí quyết của những người luôn có mức đường huyết ổn định, lạc quan sống khỏe sống vui cùng gia đình.

Từ khi kết hợp dùng thêm sản phẩm Glutex, đường huyết, HbA1c của ông Hạnh đã dần ổn định

Xem thêm:

Với hướng dẫn chi tiết trong bài viết này, cách tiêm thuốc tiểu đường (insulin) sẽ đơn giản hơn nhiều lần với người bệnh mới bắt đầu tiêm insulin và ngay cả người bệnh đã sử dụng thuốc lâu năm.

Cao Ngọc Hải

Nguồn:

http://www.diabete.qc.ca/en/living-with-diabetes/care-and-treatment/drugs-and-insulin/all-about-injections#top

https://sites.google.com/site/diabetesmapp/injection-sites-indexhttp://www.diabete.qc.ca/en/living-with-diabetes/care-and-treatment/drugs-and-insulin/all-about-injections

    Viết bình luận
    Theo dõi
    Thông báo
    guest
    0 Bình luận
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận