Hướng dẫn cách hạ đường huyết an toàn cho người tiểu đường tuýp 2
Rất nhiều người tiểu đường tuýp 2, kể cả người mới bị bệnh hoặc đã mắc bệnh lâu năm đôi khi vẫn tỏ ra lúng túng trong việc tìm kiếm cho mình những cách hạ đường huyết an toàn, hiệu quả. Một số người mới mắc bệnh nghĩ rằng không ăn cơm sẽ hạ đường huyết, nhưng lại sử dụng rất nhiều các thực phẩm chứa tinh bột khác như bún, miến, cháo… Hay những người tiểu đường lâu năm lại chỉ quan tâm đến đường huyết lúc đói mà chưa để ý đến giá trị HbA1c – bức tranh toàn cảnh đánh giá việc kiểm soát đường huyết trung bình trong vòng 2 – 3 tháng trước đó.
Bài viết dưới đây là tập hợp những câu hỏi điển hình về cách hạ đường huyết ở người tiểu đường tuýp 2 đã được Ths.Bs Thúy Hằng – Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội giải đáp trong chương trình tư vấn độc quyền trên Fanpage Tư vấn trị bệnh tiểu đường Typ2 – Glutex ngày 19.1.2018 vừa qua.
Thuốc điều trị tiểu đường – hạ đường huyết nhanh quá có sao không?
Câu hỏi: Tôi bị tiểu đường tuýp 2, tại thời điểm khám đường huyết rất cao, uống thuốc được 20 ngày, đường huyết lúc đói còn 100 mg/dl (5.6 mmol/l). Xin hỏi đường lại xuống nhanh như vậy, có nguy hiểm không và có cần dùng thuốc bác sĩ kê nữa không?
Ths.Bs Thúy Hằng cho biết:
Với mức đường huyết như vậy nhưng bác vẫn cảm thấy bình thường, không bị vã mồ hôi, hoa mắt (không có dấu hiệu bị tụt đường huyết) thì không đáng lo ngại lắm, không nên dừng thuốc. Vì đường huyết của bác hiện đạt được mức bình thường là do đang sử dụng thuốc, nếu dừng thuốc đường huyết lại có thể tăng trở lại. Chỉ khi nào bác có những triệu chứng hạ đường huyết thì bác cần đến bệnh viện thăm khám lại.
Tuy nhiên, để tốt hơn nữa, bác có thể làm thêm xét nghiệm HbA1c để tham chiếu, bởi đôi khi đường huyết lúc đói là 5.6 mmol/l nhưng HbA1c vẫn trên 10% và giá trị này phải dưới 7% mới đạt mục tiêu điều trị.
Bs Thúy Hằng trả lời câu hỏi của quý độc giả trong chương trình
Cách hạ đường huyết nhanh, dễ thực hiện nhất là gì?
Câu hỏi: Nhờ bác sĩ tư vấn chế độ ăn và sinh hoạt làm sao để ổn định đường huyết an toàn hiệu quả đơn giản nhất thực tế gần gũi với nhân dân. Mình ăn rau và canh trước ăn cơm sau có tốt không? Đường huyết 5.8 mmol/l test tại bệnh viện và tại nhà 6.7 mmol/l.
Ths.Bs Thúy Hằng cho biết:
Bạn nên ăn rau và uống nước canh trước khi ăn cơm, đây là một thói quen tốt. Bởi rau xanh sẽ lấp khoảng trống của dạ dày, sau đó ăn tinh bột sẽ ở lại trong dạ dày lâu hơn, nhờ đó làm giảm cảm giác đói và làm chậm hấp thu đường. Việc ăn rau với người bình thường cũng đã rất cần thiết và với người tiểu đường thì càng cần thiết hơn, vì người bệnh có nguy cơ cao bị thiếu vitamin (do uống thuốc tiểu đường).
Cách gần gũi nhất để làm giảm đường huyết đó là không nên dùng nhiều phương tiện di chuyển như ô tô, xe máy… trong sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác và nếu không bị đau khớp thì nên đi bộ, đạp xe đạp; bạn cũng nên hạn chế đi thang máy mà nên leo cầu thang.
Khi cơ thể vận động nhiều sẽ làm tăng độ nhạy cảm của lnsulin trong máu (giảm kháng lnsulin), từ đó tăng khả năng đưa đường từ máu vào trong tế bào làm nguyên liệu cho tế bào hoạt động.
Tăng cường luyện tập còn có thể trì hoãn việc tăng liều thuốc tây, trì hoãn việc chuyển từ thuốc uống sang thuốc tiêm và nếu có tiêm lnsulin thì lượng tiêm sẽ ít hơn. Tập luyện chính là hình thức rẻ tiền nhất và dễ áp dụng nhất trong những cách hạ đường huyết mà bạn có thể thực hiện hàng ngày.
Tuy nhiên, với một số bệnh nhân mắc đái tháo đường đang tiêm lnsulin, trước khi tập thì nên thử đường huyết trước khi tập. Nếu đường huyết dưới 5 mmol/l thì nên ăn nhẹ trước khi tập hoặc nếu đường huyết quá cao 12 – 13 mmol/l thì nên chích một mũi lnsulin trước khi tập. Thời gian tập không nên kéo dài, chỉ 15 – 20 phút/mỗi lần tập, nếu mệt quá bạn có thể nghỉ.
Thuốc điều trị tiểu đường làm giảm kháng lnsulin mà không phải tiêm?
Câu hỏi: Tôi bị kháng lnsulin nên bác sĩ dự định lần khám tới cho tôi tiêm lnsulin, nhưng tôi rất ngại tiêm. Có thuốc uống nào giảm kháng lnsulin không
Ths.Bs Thúy Hằng cho biết:
Hiện nay chưa có bất kỳ loại thuốc nào làm giảm kháng lnsulin hoàn toàn, mà chỉ giúp làm tăng tính linh hoạt của lnsulin, tăng sử dụng glucose ở ngoại vi. Thuốc kinh điển nhất hiện nay để làm tăng nhạy cảm lnsulin là Metfor-min (Gluco- phage). Nếu bác đã dùng liều thuốc uống cao nhất mà HbA1c vẫn không giảm thì có thể bác cần tiêm lnsulin theo chỉ định của bác sĩ.
Cũng có thực phẩm chức năng giúp làm giảm kháng lnsulin. Theo tôi bác và bác sĩ cần trao đổi với nhau cụ thể về mức đường huyết của mình và mục tiêu trong điều trị.
Gs Dương Trọng Hiếu – chuyên gia Y học cổ truyền cho biết ngoài chế độ ăn uống thì tập thể dục là cách hạ đường huyết tốt nhất, bởi chúng giúp làm giảm kháng lnsulin. Ngoài ra, sử dụng Tinh chất lá xoài cũng là một trong những giải pháp hiệu quả giúp làm giảm kháng lnsulin (trích trong chương trình sức khỏe “Hiểu đúng bệnh – Chữa đúng cách” của VTV2).
Bí quyết giảm đường huyết lúc đói từ 10.8 mmol/l chỉ còn một nửa sau 5 tuần
Anh Nguyễn Hữu Hồng phát hiện tiểu đường tuýp 2 cách đây vài tháng, khi đó đường huyết lúc đói là 10.3 mmol/l. Thời điểm đó bác sĩ chưa cho dùng thuốc mà khuyên anh về kiểm soát chế độ ăn, tăng cường vận động. Tuy nhiên sau khi tái khám đường huyết vẫn chưa giảm đáng kể. Một lần tình cờ biết đến sản phẩm Glutex từ Tinh chất lá Xoài – giúp giảm và ổn định đường huyết cho người tiểu đường tuýp 2 như anh, anh đã quyết định mua 5 hộp về dùng thử. Rất bất ngờ khi kiểm tra đường huyết sau khi uống hết 5 hộp (mỗi hộp anh uống 7.5 ngày), đường huyết giảm chỉ còn 5.8 mmol/l. Bạn có thể xem chia sẻ của anh Nguyễn Hữu Hồng tại đây:
Điều trị bệnh tiểu đường: Đường máu cao, HbA1c trên 7 % nên làm gì?
Câu hỏi: Tôi hơn 40 tuổi nhưng đã bị tiểu đường tuýp 2, hiện đang uống Diamic-ron và Metfor-min, đường huyết lúc đói trong khoảng 7.3 – 7.5 mmol/l, HbA1c từ 7.0 – 9.8%. Xin hỏi mức đường như vậy đã tốt chưa? Tôi có nên tập luyện không?
Ths.Bs Thúy Hằng cho biết:
Bạn còn khá trẻ nhưng đã mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, do đó, mục tiêu điều trị của chúng tôi đưa ra đó là giảm đường huyết lúc đói xuống dưới 7 mmol/l, tốt nhất là dưới 6.5 mmol/l và HbA1c dưới 7%.
Hiện nay, khoảng dao động HbA1c của bạn là tương đối lớn, cả bạn và bác sĩ điều trị sẽ cần phải điều chỉnh lại nhằm giữ đường huyết trong khoảng mục tiêu. Bởi lẽ việc tăng đường huyết lúc đói và HbA1c cao, lâu dài sẽ làm gia tăng các biến cố về tim, mắt, thận. Có thể sau vài năm nữa những biến chứng này xuất hiện sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới công việc, sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Tôi chưa được rõ là bạn có tập thể dục hay không. Bởi tập thể dục chính là giải pháp giúp làm tăng cường nhạy cảm của lnsulin, từ đó đưa đường từ máu vào tế bào tốt hơn. Ở mức đường huyết của bạn như hiện tại, việc tập thể dục sẽ rất cần thiết.
Đường huyết bao nhiêu có thể giảm được liều thuốc tây?
Câu hỏi: Tôi bị tiểu đường, đang dùng 1 viên Diamic-ron 60 mg buổi sáng và tối 1 viên Metfor-min 1000 mg. Qua 4 tháng uống thuốc, HbA1c 6.8%, đường 5.2mmol/l. Vậy tôi có thể giảm được liều thuốc tây không?
Ths.Bs Thúy Hằng cho biết:
Hiện tại, hiệu quả điều trị của anh đang rất tốt. Nhưng tôi muốn hỏi thêm rằng trong quá trình uống thuốc, anh có khi nào bị vã mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt, hạ đường huyết hay không? Nếu có thì anh có thể giảm liều thuốc điều trị một chút. Bởi có rất nhiều người ở lần đầu tiên điều trị, cơ thể đáp ứng rất tốt với thuốc, do đó hiệu quả hạ đường huyết nhanh. Nhưng nếu cứ duy trì liều thuốc như vậy thì tôi e ngại có thể gây hạ đường huyết quá mức, vì vậy, anh nên quay lại bệnh viện để được thăm khám cụ thể.
Nếu khi làm việc, anh có các dấu hiệu hạ đường huyết như: thấy ruồi bay trước mắt, vã mồ hôi, ngầy ngật, run rẩy, mệt thì anh cần thông báo tình trạng này với bác sĩ và bác sĩ sẽ giúp anh giảm liều thuốc.
Có phải tiêm lnsulin là bệnh tiểu đường tuýp 2 nặng hơn?
Câu hỏi: Tôi được bác sĩ cho dùng thuốc tiểu đường, uống được 1 tháng tôi bỏ thuốc, chuyển sang uống thuốc Đông y, sau đó tôi thấy thường xuyên mệt mỏi, khó chịu, người lúc nào cũng bứt rứt, ngứa khắp người. Tôi đi kiểm tra đường huyết tăng vọt, men gan cao, bác sĩ chuyển sang tiêm lnsulin, không cho uống thuốc Đông y và thuốc tây trước kia nữa. Xin hỏi bác sĩ là khi chuyển tiêm lnsulin có nghĩa là bệnh của tôi nặng hơn rồi ạ?
Ths.Bs Thúy Hằng cho biết:
Với trường hợp của chị không hẳn như thế, do chị bỏ thuốc tây y chuyển sang dùng thuốc đông y, đường huyết không kiểm soát được nên mới dẫn tới các triệu chứng như: bứt rứt, khó chịu này, ngứa khắp người… Nguyên nhân là do đường huyết cao và men gan cao. Chỉ định của bác sĩ chị tiêm lnsulin là hoàn toàn hợp lý, đây là cách hạ đường huyết nhanh và an toàn với chị, đồng thời lnsulin không độc hại gì với gan cả. Một thời gian khi đường huyết ổn định, tuyến tụy của chị được nghỉ ngơi và hồi phục, bác sĩ có thể cho chị dùng lại thuốc uống.
Hy vọng rằng với kiến thức mà bác sĩ Thúy Hằng chia sẻ về những cách hạ đường huyết nhanh, an toàn, quý độc giả có thể hoạch định lại kế hoạch điều trị tiểu đường của mình để sao cho việc “kết thân” với tiểu đường chẳng còn đáng sợ.
Fanpage Tư vấn trị bệnh tiểu đường Typ2 – Glutex rất vui khi được làm cầu nối giữa người bệnh và bác sĩ thông qua những chương trình tư vấn trực tuyến như lần này. Quý độc giả hãy theo dõi Fanpage thường xuyên để cập nhật thông tin và những hướng dẫn điều trị mới nhất liên quan đến bệnh tiểu đường.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.
Ban biên tập chương trình
MỜI BẠN XEM TIẾP
- Toàn bộ buổi tư vấn trực tuyến của bác sĩ Thúy Hằng: https://www.youtube.com/watch?v=W2lbRmE5HV4
- Phần 2: Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 mới bị bệnh
Tôi đo đường huyết trước khi ăn là 8’9 vậy uống sữa nào là tốt và ăn kiêng những gì xin bs tư vấn giúp tôi với nhé
Chào bạn,
Về việc uống sữa để bổ sung chất dinh dưỡng thì bạn nên dùng sữa dành riêng cho người tiểu đường. Hiện trên thị trường có nhiều hãng sữa khác nhau, chẳng hạn như glucena, ensure, vinamil, nutriFood… Bạn có thể chọn loại nào cũng được. Tuy nhiên là nên mua lọ nhỏ hoặc gói uống thử trước xem có hợp khẩu vị hay không. Vì thường một số người kén ăn khẩu vị khác nhau sẽ hợp với các loại sữa khác nhau.
Bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết, bạn nên lưu ý :
– Giảm lượng tinh bột, bánh kẹo ngọt, đường sữa. Không ăn 2 loại tinh bột trong 1 bữa ăn. Có thể thay cơm trắng bằng cơm gạo lứt.
– Hạn chế tối đa, phủ tạng động vật, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, chất béo để phòng ngừa biến chứng xơ vữa động mạch.
– Ăn nhiều rau xanh vào đầu bữa ăn. Vì cách này sẽ khiến đường từ tinh bột được hấp thu chậm hơn, không làm tăng nhanh đường huyết.
– Ăn đúng giờ, ăn chậm, không nhịn ăn. Ăn đúng giờ sẽ giúp lnsulin hoạt động hiệu quả hơn.
– Hạn chế dùng chất kích thích ( bia, rượu, cà phê, thuốc lá…).
– Chia 3 bữa chính thành 5 bữa nhỏ. Bữa phụ có thể uống sữa tách béo hoặc ăn trái cây.
Đồng thời nên giảm bớt căng thẳng, stress từ cuộc sống, chăm chỉ vận động thể dục. Mỗi ngày có thể đi bộ 30 phút là được nhưng không nên bỏ tập liên tiếp quá 2 ngày.
Ngoài ra, để giúp kiểm soát đường huyết ổn định hơn, bạn có thể dùng thêm 4 viên TPBVSK Glutex mỗi ngày chia 2 lần, duy trì khoảng 2 – 4 tháng. Nhiều trường hợp khi dùng thêm Glutex cho thấy thời gian giảm đường huyết nhanh hơn, sau đó duy trì ổn định đường máu trong thời gian dài, hạn chế việc phải ăn kiêng quá mức hoặc tăng liều thuốc tây.
Thông tin cụ thể về Glutex bạn có thể tham khảo qua chia sẻ của bác Nguyễn Hữu Hồng trong video sau: https://www.youtube.com/watch?v=saJWrS0GCYE
Gửi bạn tham khảo thêm những thực mà người bệnh tiểu đường nên và không nên ăn qua bài viết sau : https://giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/che-do-an/che-do-an-tieu-duong/benh-tieu-duong-tuyp-2-kieng-an-gi-de-khong-bi-tang-duong-huyet.html
Nếu có băn khoăn khác hay muốn tư vấn trực tiếp, bạn hãy gọi cho chúng tôi theo số 0962 326 300 nhé .
Chúc bạn sức khỏe!
tôi bị tiêu dường typ 2 hơn 10 năm có chỉ số HbA1c cao (10) nhưng dường huyết thường 7 den 8.5, cho biết làm sao? tôi có chích lnsulin
Chào bạn,
Khoảng thời gian bạn bị bệnh tiểu đường đã rất lâu, có thể chức năng tuyến tụy suy kiệt, cơ thể kháng in.sulin dẫn đến việc kiểm soát đường huyết sau ăn chưa tốt chỉ số hbA1c tăng cao. Do vậy, bạn cần kiểm soát lại chế độ dinh dưỡng, tập luyện và dùng thuốc ( tiêm) chặt chẽ hơn như :
– Dùng thuốc: Bạn nên tuân thủ dùng đúng liều, đúng thuốc, thời gian và đúng vị trí tiêm in.sulin như đã được chỉ định.
– Chế độ ăn: Giảm lượng tinh bột (cơm, bún, miến, phở….), bánh kẹo ngọt, đường sữa. Có thể thay cơm trắng bằng cơm gạo lứt; Ăn nhiều rau xanh vào đầu bữa ăn; Hạn chế đồ ăn chiên xào, thức ăn nhanh; Ăn đúng giờ, ăn chậm; Áp dụng quy tắc đĩa ăn : 1/2 đĩa ăn nên là rau xanh, 1/4 là tinh bột và 1/4 còn lại cho thịt, cá… ; Những đồ ngọt như bánh kẹo, mỗi lần bạn chỉ ăn 1 – 2 chiếc nhỏ, tuần ăn không quá 2 lần. Các trái cây quá ngọt như xoài chín, mít, sầu riêng… cũng tương tự; Chia 3 bữa chính thành 5 bữa nhỏ. Bữa phụ có thể uống sữa ít đường hoặc ăn trái cây.
– Tập luyện: Chăm chỉ tập luyện thể dục mỗi ngày 30-45 phút. Bạn không cần tập quá gắng sức, nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, đạp xe nhưng cần duy trì đều đặn, không nên bỏ tập luyện quá 2 ngày liên tiếp.
Đồng thời nên cho chế độ nghỉ ngơi hợp lí, không nên thức khuya. Hạn chế tối đa căng thẳng, stress từ cuộc sống.
Bên cạnh 3 giải pháp trên, bạn có thể cân nhắc dùng thêm những sản phẩm hỗ trợ như Glutex với lá xoài, lá neem, hoàng bá, quế chi, mướp đắng để tăng hiệu quả điều trị. Với khả năng tác dụng lên toàn bộ chu trình chuyển hóa đường từ lúc đường được hấp thu vào máu, chuyển hóa và dự trữ tại gan giúp giảm và kiểm soát hiệu quả đường huyết lúc đói, sau ăn và HbA1c luôn trong giới hạn cho phép. Đã có rất nhiều người bệnh bị tiểu đường, đường huyết cao như bạn nhưng đã giảm về ngưỡng cho phép sau khi kiên trì dùng Glutex kết hợp các giải pháp trên. Điển hình như trường hợp của bác Đào Xuân Hạnh trong video sau: https://www.youtube.com/watch?v=Gg6xlEvT_k8
Nếu có băn khoăn khác hay muốn tư vấn trực tiếp, bạn hãy gọi cho chúng tôi theo số 0962 326 300 nhé
Thân mến !
Bác sĩ cho hỏi có thuốc uống giảm đk tiểu đường ko ạ
‘Chào bạn,
Bạn mới mắc bệnh tiểu đường hay là hỏi giúp cho người thân của mình? Nếu đã được chẩn đoán bệnh tiểu đường thì sẽ được dùng thuốc bạn nhé. Các thuốc chính được sử dụng để giúp kiểm soát đường huyết trong mức giới hạn cho phép, từ đó giúp hạn chế biến chứng tiểu đường trên các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Các thuốc này sẽ được bác sĩ kê toa cho người bệnh, tùy thuộc vào mức đường huyết mà người bệnh có thể chưa cần dùng thuốc trong khoảng 3 tháng, có thể dùng 1 loại thuốc uống, 2 loại hoặc tiêm In.sulin ngay.
Bên cạnh thuốc kiểm soát đường huyết, nếu có mỡ máu, huyết áp cao, bác sĩ sẽ kê toa thêm các loại thuốc này. Điều quan trọng là bạn cần sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ đã kê. Hàng tháng tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh các thuốc chính mà bác sĩ kê toa, bạn có thể dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết chẳng hạn như TPBVSK Glutex. Sản phẩm sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được chỉ số đường huyết tốt hơn, đồng thời giảm triệu chứng mệt mỏi, tiểu đêm, khát nước thường xuyên ở người tiểu đường.
Khi mới phát hiện bệnh tiểu đường, kiểm soát tốt chế độ ăn cũng rất quan trọng. Do đó, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin về chế độ ăn trong bài viết:
https://giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/che-do-an/che-cho-nguoi-tieu-duong-tuyp-2-moi-mac-benh.html
Thân mến
[…] $(document).ready(function(){ $("#slidelq").owlCarousel({ loop: false, autoplay: true, autoplayTimeout: 5000, item: 4, margin:0, autoWidth: false, nav: true, navText: ["", ""], navClass: ['owl-prev', 'owl-next'], dots:false, responsive: { 1200: { items: 3 }, 980: { items: 3 }, 768: { items: 2 }, 480: { items: 1 }, 320: { items: 1 } } }); }); […]