Khổ qua rừng – Mướp đắng hỗ trợ chữa tiểu đường dùng sao cho đúng?
Hiện nay, đã có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh về tác dụng tuyệt vời của Khổ qua rừng/Mướp đắng đối với người bệnh tiểu đường/đái tháo đường. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa biết cách dùng khổ qua rừng, dẫn tới vừa mất thời gian, tốn tiền mà hiệu quả lại không được như ý muốn.
Mướp đắng có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của người tiểu đường
Uống nước hay ăn Mướp đắng có tốt hay không?
Mướp đắng (còn được gọi là Khổ qua) là một món ăn quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam. Mùi thơm, vị đắng là đặc trưng của loại quả này được dân gian sử dụng để chữa các bệnh thấp khớp, vàng da, trị mụn, giúp chị em phụ nữ giảm cân, giảm mỡ máu…
Khi khoa học phát triển, các nhà nghiên cứu phát hiện trong Mướp đắng chứa nhiều các chất dinh dưỡng như sắt, kali, magiê, vitamin c, chất xơ và beta-carotene. Những chất này không chỉ có tác dụng với sức khỏe nói chung, mà còn hỗ trợ giúp làm giảm các bệnh tật, trong đó nổi bật nhất là bệnh tiểu đường, rối loạn chuyển hóa chất béo và bệnh tăng huyết áp.
Sự tiện lợi, dễ trồng, dễ kiếm của loại quả này được “lòng” của rất nhiều người. Chúng không chỉ được đưa vào các món ăn dễ chế biến như Mướp đắng xào thịt bò, thịt lợn; Mướp đắng nhồi thịt mà còn được ép thành nước uống để giảm cân hay là để trị mụn.
Khổ quả rừng/Mướp đắng có tác dụng gì với bệnh tiểu đường?
Có rất nhiều tác dụng của Mướp đắng đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Ổn định đường huyết
Thí nghiệm đã chỉ ra rằng nếu một người uống 2000mg Mướp đắng hàng ngày lượng đường trong máu sẽ giảm dần. Tác dụng này xảy ra ở cả bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.
Ngoài ra, Mướp đắng còn giúp làm giảm mức đường huyết lúc đói nhờ hoạt chất Charantia. Charantia là một hợp chất tương tự như insulin, có khả năng bắt chước tác động của insulin, nhờ đó mà giúp điều chỉnh lượng đường trong máu hiệu quả.
Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể
Nhiều người tiểu đường chỉ biết đến hiệu quả giảm đường huyết của Mướp đắng, mà ít người biết loại quả này còn giúp cải thiện chức năng của hệ thống miễn dịch. Theo nghiên cứu, Mướp đắng có nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa thúc đẩy hoạt động của tế bào để loại bỏ các tác nhân có hại. Đồng thời các chất dinh dưỡng có trong loại quả này còn giúp chống lại vi khuẩn và sự tấn công của nhiều loại virus gây hại cho sức khỏe của người bệnh.
Mướp đắng giúp bảo vệ tế bào beta của tuyến tụy, kích thích tiết insulin
Mướp đắng giúp làm giảm HbA1c
Khi mắc bệnh tiểu đường, ngoài tiêu chí về việc kiểm tra đường huyết lúc đói và đường huyết sau ăn, người bệnh cũng cần phải duy trì chỉ số HbA1c trong ngưỡng an toàn. HbA1c là giá trị cho biết mức đường huyết trung bình của một người suốt 24 giờ trong 3 tháng trước đó. HbA1c tăng có nghĩa là “máu bẩn”, nguy cơ biến chứng tiểu đường sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với người có mức HbA1c bình thường.
Rất may mắn rằng, sau một thời gian nghiên cứu, họ phát hiện ra rằng những người dùng Mướp đắng thường xuyên có mức HbA1c giảm khoảng 0.25 so với người không sử dụng.
Xem thêm về chỉ số HbA1c trong bài viết: Tại sao đường máu ổn định nhưng HbA1c vẫn cao?
Uống nước Khổ qua giúp giảm cân nặng
Béo phì, thừa cân vừa là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường; vừa là tác nhân gây ảnh hưởng xấu tới quá trình kiểm soát đường huyết của người bệnh. Nghiên cứu cho thấy, hàm lượng hoạt chất Charantia trong Mướp đắng có lợi cho việc giảm cân của người tiểu đường.
Ăn hoặc uống nước ép Mướp đắng có thể giúp người bệnh cảm thấy no lâu hơn trong một thời gian dài. Đồng thời hoạt chất này còn giúp thúc đẩy sự hấp thu của lipid và tăng cường chuyển hóa chất béo, nhờ đó mà giúp làm giảm cân, giảm các chỉ số cholesterol toàn phần và LDL – cholesterol
Cách sử dụng Mướp đắng cho người tiểu đường
Để phát huy tối đa tác dụng của Mướp đắng đối với bệnh nhân tiểu đường chúng ta có thể sử dụng loại quả này theo các cách dưới đây:
Chế biến Mướp đắng như một thực đơn trong bữa ăn
Mướp đắng nhồi thịt là món ăn dễ chế biến và dễ thưởng thức
Phương pháp phổ biến nhất trong việc sử dụng Mướp đắng là coi chúng như một thực phẩm, có mặt trong thực đơn hàng ngày, chẳng hạn như: Canh Mướp đắng nhồi thịt, Mướp đắng xào trứng,…là những món ăn vừa ngon vừa bổ, vừa có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Ăn như một loại trái cây
Nếu bạn muốn hấp thu các chất dinh dưỡng dễ bay hơi như vitamin C và chất chống oxy hóa thì bạn có thể ăn sống Mướp đắng. Bạn có thể ăn chúng vào trước hoặc ngay sau bữa ăn. Tuy nhiên, Mướp đắng sống thường có vị đắng khá ngắt và mùi vị hơi nồng, vì vậy những ai yêu thích cách ăn này thì mới nên áp dụng.
Làm nước ép Mướp đắng
Nếu bạn không thích ăn loại trái cây này mà vẫn muốn hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng thì nước ép trái cây sẽ là lựa chọn tốt nhất. Lưu ý là bạn nên loại bỏ hết hạt Mướp đắng trước khi xay và uống cách ngày.
Thêm một bật mí nhỏ cho bạn: Để dễ uống hơn hãy thêm một chút mật ong vào nước nhé! Hoặc bạn cũng có thể cho thêm một số gia vị khác như một chút gừng, một chút muối hoặc là bột quế để giúp cốc nước ép dậy mùi và dễ uống hơn.
Làm trà Mướp đắng
Trà Mướp đắng sẽ là sự lựa chọn hợp lí nhất nếu bạn muốn sử dụng Mướp đắng hàng ngày, vừa không bị ngấy, vừa đơn giản, dễ chế biến và tiết kiệm thời gian. Bạn chỉ cần đun sôi nước, cho Mướp đắng vào sau đó chờ một lúc. Lượng nước này có thể sử dụng trong ngày thay cho các loại nước uống thông thường.
Ngoài ra, để không mất thời gian, bạn có thể mua Mướp đắng tươi, thái rồi phơi khô, sau đó nghiền thành bột và pha thành trà uống hàng ngày.
Một số lưu ý khi dùng Mướp đắng chữa bệnh tiểu đường
Một sản phẩm hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết lâu dài có chứa Mướp đắng
Xem thêm thông tin về sản phẩm Glutex TẠI ĐÂY.
Loại Mướp đắng có công dụng tốt nhất là Mướp đắng rừng hay Khổ qua rừng. Loại quả này thường nhỏ hơn, có nhiều gai góc hơn so với Mướp đắng mà chúng ta vẫn mua ở chợ để sử dụng. Do đó, có đôi khi bạn cũng dùng Mướp đắng nhưng hiệu quả sẽ không cao bằng việc dùng Mướp đắng rừng có trong các sản phẩm chế biến sẵn dành cho người tiểu đường.
Liều lượng dùng Mướp đắng vẫn chưa có khuyến cáo rõ ràng, vì vậy luôn luôn bắt đầu với hàm lượng ít, khoảng 1 quả/ngày, sau đó theo dõi đường huyết và có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với cơ thể của bạn nhé.
Hiện nay có rất nhiều loại Mướp đắng phơi sấy khô, tuy nhiên, bạn hãy cẩn thận vì chúng có thể được sấy qua lưu huỳnh. Sử dụng các sản phẩm này hiệu quả chưa thấy đâu, nhưng về lâu dài sẽ gây hại cho thận.
Qua bài viết trên hy vọng đã cung cấp được cho bạn những kiến thức về tác dụng của Mướp đắng đối với bệnh nhân tiểu đường. Từ đó giúp bạn có thêm những kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe của mình cũng như của mọi người trong gia đình.
Lê Hoa
Nguồn:
https://vitagene.com/blog/bitter-melon-for-diabetes/
- Bình luận mặc định
- Bình luận Facebook