Logo bacsitieuduong.vn
0985 877 724-0962 326 300

Thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2: Công dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Bạn đang loay hoay với đơn thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 mà bác sĩ mới kê toa? Bạn chưa rõ công dụng, lợi ích, cách dùng và những tác dụng phụ có thể gặp phải? Bạn không biết dùng thuốc trị tiểu đường sao cho đúng cách? Lo lắng của bạn sẽ được giải quyết khi bạn đọc hết thông tin trong bài viết sau đây.

Sử dụng thuốc là một cách điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Sử dụng thuốc là một cách điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Trước tiên, để hiểu rõ về các thuốc tiểu đường, bạn cần biết bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì và cơ chế sinh ra nó.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?

Tiểu đường tuýp 2 là dạng phổ biến nhất, chiếm 90% số người mắc bệnh tiểu đường. Bệnh xảy ra khi cơ thể đề kháng hormon vận chuyển đường insulin của tuyến tụy, khiến cho đường không được đưa vào tế bào để tiêu thụ mà nằm lại trong máu. Hậu quả là đường huyết tăng cao.

Trong bệnh tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy vẫn sản xuất insulin, chỉ là số lượng insulin được sản xuất ra bị giảm và những hormone này hoạt động không hiệu quả. Lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu là từ trở lên 40 tuổi nhưng đang dần trẻ hoá, nhất là ở người trẻ bị béo phì.

Khi nào người bệnh tiểu đường tuýp 2 phải dùng thuốc?

Hướng dẫn mới nhất của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến khích dùng thuốc chữa bệnh trong các trường hợp sau:

– HbA1c dưới 9% nên dùng 1 thuốc hạ đường huyết

– HbA1c trên 9% nên dùng 2 thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 phối hợp. 2 thuốc này cần khác nhóm.

– HbA1c trên 10% và đường huyết lúc đói lớn hơn 300 mg/dl nên chuyển từ thuốc uống sang thuốc tiêm insulin.

Với người mới mắc tiểu đường tuýp 2, nếu đường huyết lúc đói dưới 6.5 mmol/l, HbA1c dưới 6% liên tiếp trong vòng 3 – 6 tháng sẽ được cân nhắc giảm hoặc tạm thời ngưng thuốc tây y. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần tiếp tục duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn, tập luyện kết hợp với kiểm tra đường huyết định kỳ.

Các nhóm thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 trong Tây Y

Thuốc chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 hoạt động theo cơ chế kích thích tuyến tuỵ tăng cường sản xuất insulin, tăng độ nhạy cảm của hormone này hoặc giúp cơ thể sử dụng insulin đúng cách hoặc làm chậm quá trình tiêu hoá thức ăn.

Thuốc điều trị bệnh tiểu đường type 2 đạng uống

– Gliclazide (Diamicron)

Gliclazide là thuốc trị tiểu đường tuýp 2 thuộc nhóm sulfonylurea thế hệ 2 với các biệt dược là Diamicron 80mg, MR30 mg, MR60 mg và Predian 80mg. Nhóm thuốc này thúc đẩy tuyến tụy tăng tổng hợp insulin, gần giống với quá trình bài tiết hormon này của cơ thể. Do đó, thuốc ít gây hạ đường huyết hơn các thuốc sulfonylurea thế hệ 1.

Tùy theo mức đường huyết của người bệnh, Gliclazide có thể được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc trị tiểu đường type 2 khác như Biguanid, Glitazon, ức chế DPP – 4, ức chế α – glucosidase, insulin. Khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi, người có bệnh thận với creatinin trên 200 µmol/L hoặc bị rối loạn chức năng gan, cần phải giảm liều. Ngoài ra, thuốc cũng chống chỉ định với người tiểu đường tuýp 1, phụ nữ có thai, nhiễm ceton acid, người có nhiễm trùng, phẫu thuật,…

– Acarbose

Hiện nay acarbose có tên thương mại Glucobay với hàm lượng 50mg và 100mg; Acarbose 50mg; Acarbose. Vốn dĩ gọi acarbose là thuốc chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 giúp hạn chế hấp thu glucose sau bữa ăn là bởi nó có khả năng ức chế enzym alpha – glucosidase – men có tác dụng thủy phân tinh bột thành đường vào máu.

Do có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa,  Acarbose được khuyến cáo nên dùng cùng bữa ăn, ngay sau miếng cơm đầu tiên. Ngoài ra, khi dùng thuốc, bạn cũng cần phối hợp thêm một loại thuốc chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 khác mới đạt hiệu quả cao..

Acarbose là thuốc chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 giúp hạn chế hấp thu glucose sau bữa ăn

Acarbose là thuốc chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 giúp hạn chế hấp thu glucose sau bữa ăn

– Glimepiride

Tên thương mại của Glimepiride trên thị trường là Amaryl với các mức hàm lượng 1mg, 2mg và 4mg; Gimetab – 1; Glimepiride STADA 4mg,… Tương tự như Gliclazid, Glimepiride cũng thuộc nhóm sulfonylurea thế hệ mới. Ngoài tác động trên đỉnh tiết sớm của insulin, Glimepiride còn tăng tính nhạy cảm của insulin với tế bào.

Glimepiride có ưu điểm không làm hạ đường huyết quá mức, ít tác dụng phụ, hiếm khi gây tăng cân ở bệnh nhân béo phì, thừa cân. Tuy nhiên, thuốc không được sử dụng phối hợp với các thuốc cùng nhóm như Gliclazid.

– Metformin

Metformin (tên thương mại Glucophage, Glucufast…) là thuốc trị tiểu đường tốt nhất hiện nay, được sử dụng trong tất cả mọi giai đoạn bệnh. Thuốc giúp giảm quá trình tổng hợp glucose của gan và tăng độ nhạy cảm của insulin với tế bào.

Ưu điểm của Metformin là không gây hạ đường huyết khi sử dụng đơn lẻ vì không tác động vào tuyến tụy. Bên cạnh đó thuốc còn giúp giảm lipid máu, rất thích hợp với những người tiểu đường bị béo phì, thừa cân. Tuy nhiên, thời gian đầu sử dụng Metformin, bạn có thể gặp phải hiện tượng tiêu chảy và buồn nôn.

Metformin có 3 hàm lượng chính là 500mg, 850mg và 1000mg. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống không quá 2000mg/ngày hoặc 3 viên 850mg uống 3 lần/ngày. Bởi nếu tăng liều cao hơn cũng không mang lại tác dụng tốt hơn, ngược lại nguy cơ bị phản ứng phụ lại tăng cao.

Ngoài ra, thuốc không được phép chỉ định cho người bệnh suy tim nặng, nghiện rượu, có bệnh gan, bệnh thận với creatinin trên 160 µmol/L, người có nguy cơ hoặc đã nhiễm acid lactic, người thiếu oxy cấp (sốc nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim,…)

Thuốc tiêm insulin

Insulin được dùng để chữa bệnh tiểu đường type 2 khi tuyến tụy đến giai đoạn bị tổn thương không còn sản sinh insulin được nữa. Thuốc cũng được chỉ định tạm thời trong trường hợp người bệnh nhập viện cấp cứu do bệnh tật, chấn thương, mắc các bệnh nhiễm trùng…

Do insulin đường uống hấp thu kém nên chỉ được bào chế dưới dạng bút tiêm dưới da. Vị trí tiêm có thể là vùng bụng (chủ yếu) hoặc mông, đùi, cánh tay. Tuy nhiên, người bệnh nên thay đổi vị trí tiêm luân phiên để ngăn ngừa teo mỡ dưới da hay phì đại vùng tiêm.

Hiện nay, Hiệp hội Đái tháo đường khuyến cáo người bệnh tiểu đường type 2 nên sử dụng insulin càng sớm càng tốt. Vì điều này giúp bảo tồn chức năng tuyến tuỵ, và hiệu quả kiểm soát đường huyết cùng biến chứng cũng tốt hơn.

Xem thêm: Cách tiêm thuốc tiểu đường insulin đúng kỹ thuật và hạn chế tác dụng phụ

Thuốc trị tiểu đường tuýp 2 mới nhất

Ngoài các thuốc phổ biến như insulin hay Diamicron, Metformin… hiện nay có một số loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 mới được phê duyệt và đưa vào sử dụng. Ví dụ như:

– Thuốc tiêm Exenatide hai tên thương mại là Byetta và Bydureon

Exenatide có tác dụng tương tự như hormon incretin, giúp tăng sản xuất insulin của tuyến tụy và ức chế glucagon (hormon có khả năng làm tăng lượng đường trong máu) đồng thời giảm hấp thu đường ở ruột non.

Exenatide là dạng thuốc tiêm mới được đưa vào điều trị tiểu đường

Exenatide là dạng thuốc tiêm mới được đưa vào điều trị tiểu đường

– Thuốc mới tăng thải đường qua nước tiểu (SGLT – 2)

Thận có khả năng giữ lại hầu như tất cả lượng đường của máu. Vì vậy, các nhà khoa học nghĩ ra thuốc giúp ức chế quá trình hấp thu đường tại thận, tăng đào thải đường ra ngoài để làm giảm đường huyết. Hiện tại thuốc đã được đưa vào điều trị ở Việt Nam nhưng chi phí cao nên còn ít phổ biến.

– Thuốc tiêm Victoza

Hoạt chất của thuốc này là incretin, có khả năng kích thích tuỵ tiết insulin tăng cường và giảm cảm giác thèm ăn. Thuốc thường được chỉ định cho người bệnh béo phì, có tác dụng tốt nhưng giá thành cực kỳ cao.

– Pramlintide acetate (Symlin)

Đây là loại thuốc được chỉ định cho cả người bệnh tiểu đường type 1 và type 2 đang điều trị bằng insulin. Tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, tụt đường huyết.

Ngoài những loại thuốc này, còn một số loại thuốc trị tiểu đường mới khác bạn có thể tham khảo: Danh sách các loại thuốc mới nhất chữa tiểu đường hiệu quả 

Thuốc phối hợp trong điều trị tiểu đường tuýp 2

Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định đổi bước điều trị sau mỗi 3 tháng nếu như không đạt chỉ số HbA1c mục tiêu. Nếu qua 3 tháng đầu điều trị bằng Metformin không hiệu quả sẽ kết hợp Metformin với nhóm khác. 3 tháng tiếp theo vẫn không đạt mục tiêu sẽ dùng phối hợp Metformin cùng hai nhóm thuốc khác. Nếu vẫn tiếp tục chưa đạt mức HbA1c an toàn, có thể phải kết hợp thuốc viên với tiêm insulin nhiều lần trong ngày.

Một số thuốc phối hợp thường gặp gồm: Glyburide + Metformin = Glucovance, Amarylm + Metformin = CoAmaryl, Sitagliptin + Metformin = Janumet…

Các loại cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường type 2

Tại Việt Nam, có không ít các cây thuốc nam, bài thuốc dân gian có khả năng chữa bệnh tiểu đường. Trong đó không thể không kể đến lá cây xoài, dứa, dây thìa canh, quế chi, lá neem, mướp đắng, hoàng bá… Mỗi một loại cây đều có những lợi ích và thế mạnh khác nhau dành cho người tiểu đường. Chẳng hạn như lá Xoài được biết đến với công dụng giảm đường huyết hiệu quả tương đương Metformin. Hay Hoàng bá với thành phần Berberin có khả năng giảm đường huyết, giảm thiểu rủi ro biến chứng tim mạch. Quế chi ngoài tác dụng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, còn giúp làm ấm cơ thể, giảm tình trạng đau, tê mỏi ở người tiểu đường.

Lá Xoài cũng là một trong những cây thuốc nam chữa tiểu đường tuýp 2 hiệu quả

Lá Xoài cũng là một trong những cây thuốc nam chữa tiểu đường tuýp 2 hiệu quả

Tuy nhiên việc dùng thuốc nam cũng cần đảm bảo đúng cách để tránh rủi ro hạ đường huyết. Tham khảo bài viết sau đây bạn sẽ biết cách chọn các bài thuốc chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 từ thuốc nam an toàn, hiệu quả: Được và mất gì khi chữa bệnh tiểu đường bằng thuốc nam

Thuốc trị bệnh tiểu đường tuýp 2 có tác dụng phụ gì?

Thuốc tây trị bệnh tiểu đường tuýp 2 đều đưa về mục tiêu hạ đường huyết, vậy nên tác dụng phụ đáng lo ngại nhất cũng là hạ đường huyết quá mức. Điều này có thể do dùng liều quá cao, bỏ bữa… Hạ đường huyết khá dễ nhận biết. Dấu hiệu thường gặp nhất là tay chân run rẩy, vã mồ hôi, đói cồn cào. Để tránh tác dụng phụ này, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc với liều thấp, sau đó tăng liều thuốc từ từ, đồng thời kết hợp với việc hạn chế ăn kiêng hay tập thể dục quá đà.

Bên cạnh hạ đường huyết, có một số tác dụng phụ trên tiêu hoá cũng khá thường gặp, đặc biệt với người dùng metformin – glucophage. Đó là tiêu chảy, đầy bụng, buồn nôn hay đau bụng. Khi có tác dụng phụ này, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều thấp hơn và cho người bệnh uống vào sau khi ăn. Tuy nhiên nếu tác dụng phụ vẫn tiếp diễn thì phải đổi thuốc khác.

Còn một tác dụng phụ của thuốc tiểu đường khác phải kể đến đó là dị ứng thuốc. Tác dụng phụ này xảy ra khi cơ địa người bệnh nhạy cảm hoặc dùng không đúng cách. Triệu chứng thường gặp là ngứa, đỏ da, nổi mề đay nhưng nếu nghiệm trọng có thể gây sốc phản vệ, thậm chí là tử vong. Tuy nhiên, đa số trường hợp người bệnh chỉ cần ngừng thuốc và đổi sang loại thuốc khác là có thể chấm dứt tình trạng này.

Ngoài ra, một số thuốc có thể gây nên tác dụng phụ đặc biệt như nhóm ức chế SGLT2 dễ gây nhiễm trùng tiết niệu, âm đạo vì giúp vi khuẩn và nấm phát triển; rosiglitazone và pioglitazone có thể gây tác động xấu cho người bị suy tim…

Để tránh tác dụng phụ, người bệnh tiểu đường type 2 cần dùng thuốc đúng cách.

Để tránh tác dụng phụ, người bệnh tiểu đường type 2 cần dùng thuốc đúng cách.

Lưu ý dùng thuốc điều trị tiểu đường type 2

Trong thực tế, nhiều người tiểu đường tuýp 2 thường tự ý không dùng thuốc do lo ngại tác dụng phụ hoặc sử dụng đơn thuốc của người khác. Các chuyên gia khuyến cáo điều này là không phù hợp. Bởi việc điều trị bệnh tiểu đường chọn thuốc nào cần được “đo ni đóng giày”. Ví dụ, người có bệnh lý về gan, thận thì cần phải tiêm insulin, không dùng thuốc uống. Người có mức đường huyết cao cần dùng phối hợp 2, 3 loại thuốc. Vì những lý do này mà bạn không nên sử dụng các thuốc tiểu đường bừa bãi, nếu chưa có chỉ định của bác sĩ điều trị.

Bạn cũng cần phải lưu ý rằng những loại thuốc tiểu đường tuýp 2 sẽ có tác dụng rất tốt trong thời gian đầu điều trị. Tuy nhiên, những tác dụng này sẽ giảm dần theo thời gian, còn gọi là tình trạng nhờn thuốc. Đồng thời quá trình tiến triển của bệnh diễn ra liên tục, mỗi giai đoạn của bệnh phải cần được điều trị bằng những loại thuốc khác nhau. Bởi vậy phải thường xuyên khám định kỳ và thay đổi loại thuốc điều trị theo hướng dẫn.

Trên đây là thông tin về các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 được kê đơn nhiều nhất hiện nay. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trong hành trình điều trị bệnh. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin về cách sử dụng thuốc chữa bệnh tiểu đường, hãy chia sẻ với chúng tôi qua số điện thoại 0985.877.724 hoặc để lại bình luận cuối bài.

Cao Ngọc Hải

    Viết bình luận
    Theo dõi
    Thông báo
    guest
    0 Bình luận
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận