Cách điều trị bệnh tiểu đường: Dùng thuốc hay không dùng thuốc?
Có nhiều cách điều trị bệnh tiểu đường, tùy từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh phù hợp. Không phải tất cả các trường hợp bị tiểu đường đều cần phải sử dụng thuốc điều trị. Đôi khi, tuân thủ một chế độ ăn uống – tập luyện đều đặn cũng đã giúp kiểm soát tốt đường huyết.
Điều trị bệnh tiểu đường bằng biện pháp không dùng thuốc
Phương pháp này áp dụng cho những người mới mắc tiểu đường hoặc đang trong giai đoạn “chớm mắc”, tức là tiền tiểu đường. Điều trị bệnh tiểu đường không dùng thuốc bao gồm chế độ ăn uống khoa học và tập luyện.
Chế độ ăn cho người tiểu đường
Những gì bạn ăn vào ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu. Thực đơn của người bệnh tiểu đường cần có đủ các nhóm chất béo, chất đạm, chất bột đường (carbohydrate) và chất xơ, nhưng cần tuân theo nguyên tắc:
- Lượng thực phẩm vừa đủ với nhu cầu của cơ thể
- Chia thành các bữa nhỏ trong ngày
- Hạn chế các món hầm nhừ, xay nhuyễn, chiên, nướng
Chế độ tập luyện khi mắc tiểu đường
Đối với người tiểu đường, tập thể dục sẽ giúp cải thiện độ nhạy cảm của insulin, duy trì cân nặng, làm giảm nguy cơ biến chứng tim mạch. Đây cũng là cách giải tỏa stress – rất tốt với người tiểu đường.
Các bài tập phù hợp với người bệnh tiểu đường bao gồm: Đi dạo, bơi lội, đạp xe, khiêu vũ, chơi golf, tập thể hình, dưỡng sinh, yoga… Thậm chí, tăng cường các công việc thường ngày như làm vườn, nội trợ, leo cầu thang,… cũng là những cách điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Bạn nên dành khoảng 30 phút để tập thể dục mỗi ngày, nếu đang bị thừa cân/béo phì, bạn cần tập lâu hơn, khoảng 45 – 60 phút.
Những lưu ý trong quá trình tập luyện:
- Kiểm tra bàn chân trước và sau khi tập thể dục để xem có bị tổn thương không
- Mang giày dép thoải mái, vừa vặn
- Uống nước trước, trong và sau khi tập để tránh mất nước (khoảng 250ml nước mỗi 15 phút, hoặc 1l nước mỗi giờ)
- Để phòng ngừa hạ đường huyết: Ăn nhẹ, theo dõi đường huyết trước và trong khi tập, giảm liều thuốc nếu cần (theo chỉ định của bác sỹ)
- Dùng kem chống nắng khi tập thể dục ngoài trời
- Không nên tập thể dục cường độ cao khi bạn cảm thấy không khỏe
Các điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc uống và thuốc tiêm
Đối với tiểu đường tuýp 1, cần phải tiêm insulin suốt đời. Người tiểu đường tuýp 2 không phải phụ thuộc vào insulin mà điều trị bằng các loại thuốc sau, tùy theo mức độ bệnh:
- Thuốc giảm kháng insulin: Thường dùng nhất là Metformin, thuốc được dùng trong tất cả các giai đoạn của bệnh tiểu đường.
- Nhóm kích thích tuyến tụy sản xuất insulin như Amaryl, Diamicron…
- Nhóm làm chậm hấp thu đường glucose: Thuốc ức chế men α – Glucosidase (Glucobay)
Người tiểu đường tuýp 2 có thể phải tiêm insulin trường trường hợp: men gan cao, suy thận, tuyến tụy bị suy kiệt, không giảm đường huyết dù đã dùng thuốc uống hoặc trong những lần nhập viện để can thiệp, phẫu thuật hoặc những lần ốm bệnh.
Điều trị bệnh tiểu đường khi đã có biến chứng
Mục tiêu điều trị tiểu đường trong giai đoạn này là giảm nhẹ đau đớn do biến chứng gây ra, phòng ngừa biến chứng nặng lên và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Cách điều trị bệnh tiểu đường khi đã có biến chứng:
- Trong giai đoạn biến chứng, người tiểu đường tuýp 1 nên sử dụng insulin tác dụng kéo dài để phòng ngừa cơ hạ đường huyết. Người tiểu đường tuýp 2 có thể phải tăng liều thuốc uống, phối hợp thuốc khác hoặc tiêm insulin. Với những người đã bị suy giảm chức năng gan, thận, cần thận trọng khi dùng các thuốc nhóm sulphoylureas (Amaryl, Diamicron…).
- Dùng các thuốc giảm đau, thậm chí thuốc chống động kinh để làm giảm bớt các triệu chứng đau dai dẳng hoặc đến rồi đi do biến chứng thần kinh.
- Điều trị biến chứng cụ thể như nhiễm trùng, vết loét, suy thận, xơ vữa mạch máu, rối loạn cương…
Cây trị bệnh tiểu đường hiệu quả
Các loại thảo dược trị bệnh tiểu đường được sử dụng hiệu quả trong Đông y, cũng như được chứng minh qua các nghiên cứu khoa học:
Với những cách điều trị bệnh tiểu đường đầy đủ được nêu trong bài viết này, “sống chung” và sống lâu với bệnh tiểu đường không còn là chuyện quá khó. Hy vọng, bạn sẽ tìm được giải pháp phù hợp nhất cho mình.
Hãy để lại bình luận để chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh tiểu đường của mình để giúp đỡ những người giống như bạn, hoặc đặt câu hỏi cho chúng tôi nếu còn băn khoăn, thắc mắc.
Kim Chi
Tham khảo:
http://www.giamduonghuyet.vn/dieu-tri-benh-tieu-duong/nhung-loai-cay-tri-benh-tieu-duong-toan-hieu-qua.html
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/in-depth/diabetes-diet/art-20044295
https://www.diabetesaustralia.com.au/exercise
http://benhviennoitiettrunguong.com.vn/content/item/option/tt-t-ct/parent/cac-thuoc-dieu-tri-ai-thao-duong
Cách đây một tuần tôi đi xét nghiệm đường huyết,kết quả tham chiếu 3.90-5.90 mmol/L thì tôi ở mức 6.07 . Cho tôi hỏi có phải tôi đã mắc chứng bệnh tiểu đường không và tôi có phải uống thuốc gì không xin tư vấn cho tôi,cảm ơn
Chào bạn
Với chỉ số đường huyết 6.07 mmol/l, bạn chưa bị tiểu đường nhưng có nguy cơ mắc bệnh cao (giai đoạn tiền tiểu đường). Nếu sớm kiểm soát đường huyết bằng một số giải pháp sau, bạn sẽ loại trừ được nguy cơ này:
– Chia nhỏ bữa ăn, tối ưu 5 – 6 bữa nhỏ/ngày, không ăn quá nhiều trong 1 bữa.
– Ăn nhiều rau xanh, củ quả ít đường như bưởi, ổi, táo, lê, dưa chuột…
– Giảm tinh bột trắng (cơm, bún, miến, phở, bánh mỳ trắng, khoai tây…).
– Hạn chế đồ chiên rán, đồ chế biến sẵn, dầu mỡ.
– Giảm cân nếu thừa cân.
– Tập thể dục hàng ngày.
Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo dùng thêm tpbsk Glutex. Với sự kết hợp giữa tinh chất lá xoài và các thảo dược khác, Glutex giúp bạn hạn chế hấp thu đường từ thức ăn, tăng khả năng hoạt động của hormon giảm đường huyết trong cơ thể, tăng dự trữ đường tại gan. Nhờ đó, người bệnh dùng Glutex sẽ giảm và ổn định đường huyết hiệu quả, ví dụ như trường hợp anh Phạm Hoan (Hải Dương) trong video sau: https://www.youtube.com/watch?v=lm9iKMnEVZM&t=9s
Chúng tôi gửi thêm bạn bài viết chi tiết về tiền tiểu đường để tham khảo:
http://www.giamduonghuyet.online/benh-tieu-duong/tien-tieu-duong/tien-tieu-duong-la-gi-va-nhung-thong-tin-can-biet-de-dieu-tri-hieu-qua.html
Chúc bạn sức khỏe!
[…] loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường sẽ có liều dùng và thời điểm dùng khác nhau. Việc nhầm lẫn giữa các loại […]