Logo bacsitieuduong.vn
0985 877 724-0962 326 300

Triệu chứng bệnh tiểu đường: Cách nhận biết nhanh nhất

Các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường type 2 thường rất khó phát hiện. Theo hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, chỉ tính riêng tại Mỹ, đã có hơn 8.000.000 người bị mắc bệnh tiểu đường nhưng không được chuẩn đoán và điều trị phù hợp mà nguyên nhân là do không phát hiện hoặc không biết về các triệu chứng bệnh tiểu đường.

Để điều trị tốt bệnh tiểu đường thì việc phát hiện sớm là yếu tố quyết định. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng tiểu đường sau đây, hãy đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa nội tiết để kiểm tra càng sớm càng tốt.

Những triệu chứng bệnh tiểu đường điển hình

Thường xuyên khát nước và tiểu tiện liên tục

Khát nước quá mức, cùng với tình trạng tiểu tiện liên tục là những triệu chứng tiểu đường điển hình nhất. Khi mắc tiểu đường, lượng đường dư thừa ở trong máu sẽ khiến cho cơ quan bài tiết, cụ thể là thận, phải hoạt động liên tục để lọc máu và loại bỏ lượng đường bị thừa. Nếu thận không hoạt động tốt, đường sẽ không được hấp thu mà sẽ bài tiết vào nước tiểu, kéo theo một lượng lớn dịch lỏng từ mô trong cơ thể khiến cho người bệnh đi tiểu thường xuyên hơn, bị mất nước nghiêm trọng. Khi đó, người bệnh bị kích thích uống nhiều nước hơn để bù nước cho cơ thể và làm dịu cơn khát.

Mệt mỏi vô cớ

Triệu chứng bệnh tiểu đường ban đầu là mệt mỏi vô cớ

Mệt mỏi cũng là triệu chứng tiểu đường type 1, type 2 ở giai đoạn đầu. Bệnh tiểu đường gây mệt mỏi theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể:

  • Thường xuyên đi tiểu, tiểu đêm khiến người bệnh phải thức giấc và có nguy cơ mất ngủ. Thiếu ngủ sẽ dẫn đến mệt mỏi.
  • Cơ thể thiếu hormon chuyển hóa đường, khiến cho đường ở trong máu không thể đi vào tế bào. Các tế bào không có đường để sử dụng làm năng lượng, gây ra cảm giác mệt mỏi cho cơ thể.
  • Mất nước cũng khiến cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi.

Sút cân không rõ nguyên nhân

Người mới mắc bệnh tiểu đường thường gặp phải tình trạng giảm cân không rõ nguyên nhân. Do lượng đường trong máu bị thải ra ngoài cơ thể thường xuyên sẽ khiến người bệnh bị thiếu hụt năng lượng. Cơ thể cần lấy năng lượng từ các nguồn khác như mỡ và các tế bào cơ khiến cho tình trạng sụt cân xảy ra.

Thị lực suy giảm

Mắt kém có thể là một trong những triệu chứng bệnh tiểu đường type 2, type 1 giai đoạn đầu. Lượng đường trong máu cao khiến nước ở bên ngoài bị kéo vào các mô trong ống kính của mắt làm hạn chế tầm nhìn, khi đường huyết giảm thị lực sẽ trở lại bình thường. Ngoài ra, tiểu đường còn làm tăng nguy cơ tổn thương võng mạc – mô thần kinh nằm ở đáy mắt quyết định chính đến thị lực của người bệnh, có thể gây ra mất thị lực, thậm chí là mù lòa.

Dễ bị nhiễm trùng

Người bệnh tiểu đường có xu hướng dễ bị nhiễm trùng hơn là những người khỏe mạnh. Lượng đường trong máu tăng cao làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại bệnh tật, kết hợp với đường là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Ở phụ nữ, tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu là triệu chứng của bệnh tiểu đường rất phổ biến.

Cảm giác ngứa tăng ở bàn tay và bàn chân

Ngứa bàn tay, bàn chân là dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu cao khiến cho cơ thể bị thiệt hại hệ thống thần kinh, đặc biệt là các dây thần kinh ngoại biên như ở tay và chân. Tổn thương thần kinh gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát ở bàn tay và bàn chân.

Lợi (nướu) bị sưng đỏ

Bệnh tiểu đường khiến cho khả năng đề kháng của cơ thể bị suy yếu. Lợi hay bị sưng đỏ, nhiễm trùng khiến răng bị lung lay và có nguy cơ dụng sớm. Một số người bệnh còn bị loét chân răng và mưng mủ.

Làm gì khi phát hiện triệu chứng bệnh tiểu đường?

Nếu bạn nhận thấy mình hoặc bất kỳ ai mà bạn biết có các triệu chứng đã được liệt kê ở trên, hãy suy nghĩ ngay đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tiểu đường là một căn bệnh mạn tính không có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn. Những biến chứng của bệnh tiểu đường là một cơn ác mộng với bất kỳ ai mắc phải căn bệnh này bởi nó có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong chỉ trong thời gian ngắn.Căn bệnh này chỉ có thể kiểm soát một cách hiệu quả nếu phát hiện sớm các triệu chứng tiểu đường và được điều trị kịp thời.

Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0985.877.724 hoặc để lại bình luận dưới bài viết này nếu bạn có thắc mắc, băn khoăn nào về bệnh tiểu đường. Chúng tôi rất sẵn lòng hỗ trợ bạn!

Ds. Xuân Thủy

Nguồn: http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/in-depth/diabetes-symptoms/art-20044248


(*) Thông tin trong bài viết sau mang tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán và điều trị của bác sĩ.

    Viết bình luận
    Theo dõi
    Thông báo
    guest
    25 Bình luận
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận
    Ngô Đình Hiền
    16/04/2018

    Tôi xet nghiệm BS kết luận. Xét nghiệm trước khi ăn. Glu 6.2. Glucose. 112. HbA1C 8.0. Như vậy tôi có bị tiểu đường không?

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên
    Trả lời  Ngô Đình Hiền

    Chào bạn
    Các chỉ số bạn cung cấp đã đủ chẩn đoán tiểu đường (HbA1c > 6,4%). Mặc dù đường huyết lúc đói của bạn chưa đạt ngưỡng chẩn đoán nhưng chỉ số này chỉ đại điện cho lượng đường trong máu tại điểm đo. Để ổn định lại đường huyết, bạn cần áp dụng sớm các biện pháp sau:
    – Ăn giảm tinh bột trắng (cơm, bún, miến, phở, bánh mỳ trắng, khoai tây…)
    – Ăn giảm các thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, kem, trái cây ít ngọt.
    – Ăn nhiều rau xanh, chất xơ.
    – Chia nhỏ bữa ăn, tối ưu là 5 – 6 bữa nhỏ/ngày.
    – Tập thể dục thường xuyên 30 phút/ngày tối thiểu 5 ngày/tuần.
    Bên cạnh đó, bạn có thể cân nhắc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex chiết xuất từ tinh chất lá xoài. Với ưu thế tác động lên toàn bộ quá trình hấp thu và chuyển hóa đường trong máu, đặc biệt là kháng lnsulin, Glutex sẽ giúp bạn ổn định lại đường huyết và HbA1c. Về lâu dài, Glutex giúp làm chậm tiến triển bệnh, phòng ngừa nguy cơ biến chứng.
    Thân mến!

    Trần thị chi
    08/04/2018

    Mấy bữa nay tự nhiên con bị mắc tiểu nhiều lần.1 đêm đi 3-4 lần.ban ngày cũng vậy..truoc h k có triệu chứng này.con rất hoang mang k bit mình có bị tiểu đường hay k nữa

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên
    Trả lời  Trần thị chi

    Chào bạn
    Tiểu nhiều là một trong những dấu hiệu nhận biết tiểu đường bên cạnh 3 dấu hiệu khác (ăn nhiều, khát nhiều, sút cân không rõ nguyên nhân). Tuy nhiên, tình trạng này cũng xảy ra khi bạn gặp các bệnh lý về thận, tiết niệu khác. Do đó, để được chẩn đoán chính xác, bạn nên sắp xếp thời gian đến các cơ sở y tế thăm khám, xét nghiệm.
    Trường hợp chỉ số đường huyết của bạn cao hơn ngưỡng bình thường, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi hoặc gọi trực tiếp đến ban tư vấn theo số để được hỗ trợ thêm.
    Chúc bạn sức khỏe!

    Hoang thi truyen
    21/03/2018

    Chao bs!
    Be trai nha toi 2,5tuoi.dem ngu be tieu ra quan va de quan duoi nen nha thi thay co rat nhieu kien bau.be hay an banh keo,do ngot,sua,be rat thich an duong.k biet nhung bieu hien do co phai la bieu hien cua benh tieu duong k.
    Mong bs tu van.xin cam on!

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên
    Trả lời  Hoang thi truyen

    Chào bạn,
    Điều đó không nói lên việc con bạn có bị tiểu đường hay không bạn nhé. Muốn biết chính xác bạn cần đưa con đến viện kiểm tra máu là được bạn ạ.
    Có thể do cháu ăn nhiều đường, sữa nên có mùi bánh kẹo trong nhà. Mặt khác cơ thể cũng có thể đào thải bớt đường dư thừa trong máu ra nước tiểu nên mới có hiện tượng kiến bu như vậy.
    Thân mến!

    Cao Trang
    19/03/2018

    Thưa bác sỹ, cháu năm nay 20 tuổi, trong thời gian gần đây cháu liên tục bị mệt mỏi đặc biệt là vào tầm trưa, lúc mà ăn cơm xong, nước tiểu màu vàng đậm, tình trạng này kéo dài liên tục suốt mấy ngày vừa rồi, cháu thường xuyên ăn kẹo và bánh ngọt, bánh mỳ, liệu có phải cháu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không ạ?

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên
    Trả lời  Cao Trang

    Chào bạn,
    Nước tiểu có màu vàng sậm có thể là do bạn không uống đủ nước, bạn lưu ý uống đủ khoảng 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày. Nếu sáng sớm khi đi vệ sinh nước tiểu của bạn loãng, màu nhờ hơn thì có nghĩa là bạn uống đủ nước.
    Mệt mỏi có thể là triệu chứng bình thường do thay đổi thời tiết hoặc tâm lý chán nản, cũng có thể là dấu hiệu bệnh tật. Muốn biết chính xác buộc phải đến bệnh viện.
    Ngồi nhiều một chỗ, ăn nhiều kẹo, bánh ngọt đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, vì vậy bạn nên hạn chế ngồi qúa lâu một chỗ, đi lại thường xuyên và nên hạn chế ăn đồ ăn ngọt nhé.
    Chúc bạn sức khỏe!

    đỗ thị thanh phương

    bs cho cháu hỏi cháu 22t . dạo gần đây khj tắm cháu thay đồ ra 1 lúk chua giặt thì thấy kiến bu vào đồ lót rất nhìu . cháu ăn un bt nhưg van sút cân . z có fai dấu hiệu của bệnh tiểu đuog k ạ

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên

    Chào bạn,
    Với các biểu hiện như vậy, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe sớm. Nguy cơ cao bạn có thể đang bị tăng đường huyết hoặc các bệnh liên quan đến tuyến giáp.
    Bạn có thể đến khoa Nội tiết của các bệnh viện kiểm tra. Nếu đúng là bị tiểu đường, hãy chia sẻ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
    Chúc bạn sức khỏe!

    Lê Minh Quân
    22/02/2018

    bác sĩ cho em hoi là năm nay em 16 tuổi. 2 tháng vừa qua em sút 4 cân mặc dù ăn uống bình thường nhưng hay ngủ muôn qua 12h đêm. Nước tiểu hơi có màu trắng. Bác sĩ chuẩn đoán xem em có bị tiểu đường không ạ !

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên
    Trả lời  Lê Minh Quân

    Chào bạn,
    Những triệu chứng mà bạn trao đổi có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, nhưng cũng khó có thể loại trừ do các nguyên nhân khác. Bạn còn trẻ tuổi chúng tôi khuyên bạn nên trao đổi với gia đình đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán chính xác.
    Nếu chính xác bạn bị tiểu đường, khi đó bạn có thể chia sẻ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn về chế độ ăn uống, điều trị để kiểm soát đường huyết.
    Thân mến!

    Hoàng lan
    11/02/2018

    Cho mình hỏi với nếu mắc bệnh tiểu đường thi nc tiểu co ngọt kg a.hay la the nao a

    Giamduonghuyet.vn
    Giamduonghuyet.vn
    13/02/2018
    Trả lời  Hoàng lan

    Chào bạn,
    Bình thường trong nước tiểu không có đường, nhưng khi lượng đường trong máu quá cao, vượt qua ngưỡng lọc của cầu thận, đường sẽ bị lọt vào nước tiểu.
    Không riêng gì bệnh tiểu đường, mà nếu bạn ăn một lúc quá nhiều đồ ngọt, uống nước đường liên tục thì trong nước tiểu sẽ có đường và làm nước tiểu có vị ngọt.
    Thân mến!

    Nguyễn yến nhi
    10/02/2018

    Bác sĩ cho ơi mẹ con năm nay 63 tuổi mẹ nước giải của mẹ con để qua đêm thấy có nhiều cặn màu trắng đọng ở bên dưới bô đấy có phải là bênh tiểu đường không ạ
    Cảm ơn bác sĩ

    Giamduonghuyet.vn
    Giamduonghuyet.vn
    13/02/2018
    Trả lời  Nguyễn yến nhi

    Chào bạn,
    Nếu nước tiểu của mẹ bạn có nhiều cặn màu trắng, bạn nên đưa mẹ đi kiểm tra sức khỏe. Đó không phải là biểu hiện của bệnh tiểu đường, nhưng rất có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác đường tiết niệu. Mặt khác bạn kiểm tra xem ở khu vực bạn sinh sống nước có nhiều đá vôi hay không.
    Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

    Tran van tung
    07/02/2018

    Thua bac si. toi kham bao hiem bs kham luog duogtrong mau 130.vay toi da bi tieuduog chua ah.va cach chua tri nhu the nao.kieng an uong nhung thu ghi ah.mong bs chi giup toi .toi cam on bac si ah

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên
    Trả lời  Tran van tung

    Chào bạn,
    Chị kiểm tra đường huyết vào thời điểm nào (khi đói hay khi no) và kiểm tra lần thứ mấy? Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường mới nhất năm 2017 như sau:
    – Đường huyết lúc đói lớn hơn 126 mg/dl tối thiểu qua 2 lần đo (mỗi lần cách nhau 1 – 7 ngày). Hoặc nếu kiểm tra lần 1 lớn hơn 126 mg/dl nhưng kèm theo các triệu chứng như ăn nhiều, gầy nhiều, tiểu nhiều, gầy sút nhanh.
    Gửi bạn đọc thêm bài viết cụ thể hơn về tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường, chế độ ăn uống và điều trị:
    http://www.giamduonghuyet.online/dieu-tri-benh-tieu-duong/cach-dieu-tri-benh-tieu-duong-dung-thuoc-hay-khong-dung-thuoc.html
    http://www.giamduonghuyet.online/cach-ha-duong-huyet/che-do-an/che-do-an-tieu-duong/tieu-duong-tuyp-2-nen-gi-che-chuan-cho-nguoi-moi-bi-benh.html
    http://www.giamduonghuyet.online/benh-tieu-duong/tieu-duong-type-2/vai-tro-cua-chi-duong-huyet-trong-viec-phat-hien-va-dieu-tri-benh-tieu-duong.html
    Chúc bạn nhiều sức khỏe!

    Trần Tài
    06/02/2018

    Bác sỹ cho con hỏi là dạo gần đây, con hay thấy chân con . Ngay mắc cá đi lên khoảng 10cm tới 15cm, con thấy chân con có dấu hiệu bị Teo chân nên con sợ bị bệnh tiểu đường ạ.
    Con tên . Tài
    Năm nay 19 tuổi

    Chuyên gia tư vấn
    Quản trị viên
    Trả lời  Trần Tài

    Chào bạn,
    Biểu hiện đó chưa đủ cơ sở để có thể khẳng định bạn bị tiểu đường hay là bệnh về xương khớp. Chúng tôi không được nhìn thấy trực tiếp vì vậy rất khó để có thể cho bạn lời khuyên cụ thể. Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng ra tết bạn nên sớm dành thời gian đến viện để được bác sĩ kiểm tra, làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
    Chúc bạn nhiều sức khỏe!

    Lâm văn toàn
    27/12/2017

    Hiện tại tôi đã đi khám và đc bác sĩ tư vấn và cho chỉ số.6,98mmol/l… vậy tôi đã bị mắc bệnh tiểu đường chưa..

    giamduonghuyet.online
    giamduonghuyet.online
    28/12/2017
    Trả lời  Lâm văn toàn

    Chào bạn,
    Chỉ số đường huyết 6.98 mmol/l bạn đo lúc đói hay sau khi đã ăn?
    – Nếu sau khi ăn từ 1 – 2 giờ, thì giá trị này là bình thường, không cần lo lắng.
    – Nếu kiểm tra khi đói (nhịn ăn trên 8 tiếng) thì để kết luận chính xác tình trạng bệnh, bạn cần làm thêm xét nhiệm dung nạp glucose (kiểm tra đường huyết 2 giờ sau khi uống 75 gam glucose). Nếu giá trị này lớn hơn 11.1 mmol/l (200 mg/dl) bạn sẽ được kết luận bệnh.
    Gửi bạn thông tin bài viết:
    http://www.giamduonghuyet.online/benh-tieu-duong/tieu-duong-type-2/tieu-chuan-chan-doan-tieu-duong-cua-chuc-y-te-gioi.html
    Sau khi đi kiểm tra kết quả lần 2, bạn có thể chia sẻ với chúng tôi để được tiếp tục hỗ trợ.
    Chúc bạn mạnh khỏe!

    trackback

    […] Trong những món ăn dành cho người tiểu đường, canh mướp đắng là món đơn giản nhất nhưng lại có hiệu quả cao. Ăn món này 2 lần mỗi ngày giúp giảm đường huyết, phù hợp cho người bị tiền tiểu đường hoặc mới phát hiện bệnh tiểu đường. […]

    trackback

    […] không làm tăng đường huyết? Đó là một việc hết sức khó khăn khi bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc có đường huyết […]

    trackback

    […] Bệnh đái tháo đường (còn gọi là […]