5 cách ổn định đường huyết tại nhà, chuyên gia khuyên dùng
Đường huyết ổn định sẽ giúp người bệnh tiểu đường giảm bớt các triệu chứng (mệt mỏi, mờ mắt, tiểu đêm, tê bì chân tay…) và giảm nguy cơ gặp biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh Dưới đây là 5 cách ổn định đường huyết tại nhà mà bạn nên áp dụng hàng ngày.
Ổn định đường huyết giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Tại sao đường huyết không ổn định?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến đường huyết không ổn định. Tuy nhiên thường gặp nhất là 5 nguyên nhân dưới đây:
- Chế độ ăn chưa khoa học (ăn nhiều tinh bột, đồ ngọt, dùng nhiều chất kích thích rượu bia thuốc lá, uống không đủ nước, ăn không đúng cách…)
- Dùng thuốc không đúng chỉ định (quên uống, dùng không đúng liều…)
- Tập thể dục không thường xuyên hoặc gắng sức quá mức.
- Stress (căng thẳng), mất ngủ.
Tất cả các nguyên này sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp làm nặng thêm tình trạng đề kháng insulin trong cơ thể. Hậu quả cuối cùng là khiến đường huyết tăng giảm thất thường ngoài giới hạn cho phép (đường huyết bất kỳ < 7,8 mmol/l, đường huyết lúc đói < 7 mmol/l, sau bữa ăn < 10 mmol/l).
5 cách ổn định đường huyết tại nhà hiệu quả
Có nhiều biện pháp để ổn định đường huyết. Tuy nhiên theo các bác sĩ Nội tiết Đái tháo đường, ăn uống khoa học, tập thể dục đúng cách, dùng thuốc theo đơn, bổ sung thảo dược, giảm stress là 5 cách ổn định đường huyết tại nhà hiệu quả nhất:
Ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống khoa học là chế độ ăn thỏa mãn được 3 nguyên tắc: chọn đúng loại thực phẩm, chế biến đúng cách và ăn đúng cách.
Chọn đúng loại thực phẩm: Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: chất bột đường, chất đạm, chất béo và chất xơ (rau, củ, quả). Tuy nhiên trong mỗi nhóm sẽ có những thực phẩm nên ăn và nên hạn chế. Cụ thể
- Chất bột đường (cơm, bánh mì, khoai): Nên chọn loại thực phẩm vừa chứa ít chất bột đường, vừa giàu chất xơ để hạn chế được sự hấp thu đường vào trong máu.
- Chất đạm: Hạn chế các loại đạm chứa nhiều cholesterol và “muối ẩn” (loại muối sẵn có trong thực phẩm mà không phải nêm gia vị, thường có nhiều trong đồ ăn sẵn).
- Chất béo (dầu, mỡ, bơ, sữa, trứng…): Cả chất béo động vật và thực vật đều tốt cho người tiểu đường. Người bệnh chỉ cần hạn chế chất béo chuyển hóa (có nhiều trong thức ăn nướng, chiên rán nhiều lần…)
- Chất xơ (rau xanh, trái cây): Người bệnh tiểu đường có thể ăn hầu hết các loại rau củ quả trái cây. Tuy nhiên với các trái cây ngọt thì nên ăn vào bữa phụ.
Các thực phẩm nên ăn và nên hạn chế để giữ chỉ số đường huyết ổn định
Chế biến đúng cách
Thức ăn càng nhuyễn nhừ càng dễ tăng đường huyết. Vì vậy, khi chế biến cần phải làm thức ăn “khó tiêu” hơn, ưu tiên chế biến các món luộc, hấp, nấu… thay vì ninh, hầm, nướng. Ví dụ:
- Khi nấu cháo, nếu chỉ nấu cháo trắng thì sẽ rất dễ tiêu và làm tăng đường huyết. Chúng ta nên nấu cháo kèm với thịt, hải sản hoặc các loại đỗ (đỗ xanh, đỗ đen…). Chất đạm, chất xơ trong đồ nấu kèm sẽ khiến cháo được tiêu hóa chậm hơn.
- Nước ép trái cây làm tăng đường huyết nhanh hơn trái cây nguyên quả. Bởi quá trình ép đã làm mất chất xơ, khiến đường được tiêu hóa và hấp thu nhanh hơn.
- Ăn đúng cách
- Đúng giờ: Ăn vào thời gian cố định để giúp cơ thể có “thói quen” tiết insulin đúng giờ, từ đó kiểm soát đường huyết sau ăn tốt hơn.
- Đúng cách: Ăn theo thứ tự rau → thịt → cơm.
- Đúng lượng: Ăn không quá no, quá đói và tuân theo nguyên tắc đĩa ăn (1 phần chất đạm, 1 phần tinh bột, 2 phần chất xơ).
Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình xây dựng chế độ ăn, hãy gọi ngay cho tới tổng đài 0985.877.724 để được chuyên gia trực tiếp tư vấn về cách ăn không quá kiêng khem mà vẫn ổn định đường huyết.
Tập thể dục đúng cách
Tập thể dục cũng là một cách ổn định đường huyết hữu hiệu. Các hoạt động thể chất giúp tiêu hao đáng kể lượng đường dư thừa trong máu, làm giảm tình trạng kháng insulin, từ đó giúp đường huyết ổn định trong mức cho phép.
Theo các chuyên gia, bạn cần tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày, 5 ngày/ tuần và không được bỏ 2 ngày thể dục liên tiếp. Bạn không nên tập thể dục quá gắng sức, nếu thấy mệt thì nên nghỉ ngơi để tránh bị hạ đường huyết quá mức.
Việc tập thể dục có thể được đơn giản hóa bằng cách đan xen vào hoạt động hàng ngày như chăm sóc vườn cây, trồng rau, dọn dẹp nhà cửa, leo cầu thang… Nếu có thời gian, bạn hãy duy trì 30 phút đi bộ mỗi ngày, chơi một số môn thể thao như đạp xe, khiêu vũ, yoga, đánh cầu lông… Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nên tập thể dục sau ăn từ 1 – 2 tiếng và luôn mang theo nước và đồ ngọt để bổ sung ngay khi cơ thể có dấu hiệu mất nước hoặc hạ đường huyết.
Tập thể dục hàng ngày giúp đường huyết ổn định hiệu quả
Dùng thuốc theo đơn
Đối với người tiểu đường tuýp 1, tiêm insulin là điều bắt buộc để ổn định đường huyết. Tuy nhiên loại thuốc này có nhược điểm là có thể gây hạ đường huyết quá mức, do đó bạn cần tiêm đúng cách, đúng vị trí mà bác sĩ hướng dẫn.
Với người tiểu đường type 2, đôi khi việc phải uống nhiều loại thuốc trước ăn, sau ăn sẽ khiến người bệnh rất dễ nhầm lẫn và quên liều. Để tránh tình trạng này, bạn nên ghi rõ và dán trên mỗi vỉ thuốc về liều dùng, thời điểm dùng, hoặc nhờ người thân nhắc nhở. Nếu lỡ quên thuốc, bạn không được uống bù vào liều thiếp theo.
Ngoài ra, một số loại thuốc trên bao bì có các ký hiệu đặc biệt như MR, XR… cần được uống cả viên, không bẻ nhỏ.
Thông tin hữu ích: Cách tiêm insulin đúng kỹ thuật và hạn chế tác dụng phụ
Dùng thảo dược giúp ổn định đường huyết
Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược cho người tiểu đường. Nhưng nếu nói đến công dụng giúp hạ và ổn định đường huyết lâu dài, nhất định phải kể đến viên uống Glutex. Với thành phần chính là lá Xoài Ấn Độ kết hợp với các thảo dược quý như lá Neem, Quế chi, Mướp đắng, Hoàng bá, Glutex có khả năng tác động lên toàn bộ chu trình chuyển hóa đường, đặc biệt là giảm kháng insulin. Đây là điểm mà rất hiếm sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược làm được.
Nhờ cơ chế tác động toàn diện, Glutex không chỉ giúp kiểm soát tốt đường huyết, về lâu dài còn làm giảm chỉ số HbA1C, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường trên thận, mắt, thần kinh, tim mạch… Để cảm nhận rõ nhất công dụng của sản phẩm, bạn hãy dõi theo câu chuyện của ông Đào Xuân Hạnh (71 tuổi, Hưng Yên) trong video dưới đây:
Để tìm hiểu thêm về sản phẩm Glutex đã giúp ông Hạnh đưa đường huyết, HbA1c về mức bình thường, bạn hãy gọi ngay đến tổng đài 0985.877.724. Các chuyên gia luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí cho bạn
Giảm stress, căng thẳng
Bị bệnh tiểu đường, đối mặt với nhiều biến chứng có thể khiến nhiều người trở nên lo lắng. Tuy nhiên điều này lại là một trong những nguyên nhân khiến đường huyết tăng giảm thất thường.
Các chuyên gia khẳng định: Dù không thể chữa khỏi tiểu đường nhưng bằng tâm thái lạc quan và lối sống tích cực, người bệnh có thể chung sống hòa bình 20-30 năm, thậm chí lâu hơn nữa với bệnh tiểu đường. Do đó, người bệnh cần cố gắng duy trì tâm lý thoải mái, ngủ đủ giấc. Nếu lo lắng, hãy chia sẻ với người thân và bác sĩ điều trị để tìm ra giải pháp tốt nhất.
Ổn định đường huyết tốt đến đâu phụ thuộc vào sự kỷ luật của bạn trong quá trình điều trị. Bạn hãy thực hiện tốt 5 cách ổn định đường huyết tại nhà kể trên để sống vui khỏe cùng bệnh tiểu đường.
Nguyễn Ngọc Ánh
Tham khảo: UKPDS 35
Chào tôi 57 tuổi bị tiểu đường cách đây 5 năm, đường huyết giao động ko đều lúc từ 7 đến 9 uống thuốc đều đặn và đã chích ínulin buổi tối liều 20 nhưng vẫn ko ổn định nhờ tư vấn
Chào bạn,
Ngay cả khi bạn đã kiên trì sử dụng thuốc đều đặn và tiêm lnsulin nhưng đường máu không ổn định, có thể có những nguyên nhân sau:
– Bạn bị tiểu đường tuýp 2 và tình trạng kháng lnsulin đang diễn ra mạnh mẽ. Điều này khiến cho đường huyết sau ăn khó được kiểm soát, dễ tăng cao, đồng thời làm bất ổn định chỉ số đường huyết lúc đói.
– Tuyến tụy sau một thời gian làm việc mệt mỏi đã bị suy kiệt, điều này làm giảm số lượng/chất lượng của lnsulin, khiến lnsulin làm việc không hiệu quả.
– Cách ăn uống của bạn có thể chưa đúng cách, bạn vẫn ăn nhiều thực phẩm dễ làm tăng đường huyết. Hoặc bạn ít khi luyện tập, điều này dẫn tới tình trạng kháng lnsulin ngày càng nghiêm trọng.
Khi đã rà soát được những nguyên nhân này, thì việc điều trị sẽ đơn giản đơn. Đầu tiên bạn cần làm giảm kháng lnsulin bằng cách tăng cường luyện tập chăm chỉ hơn mỗi ngày, giảm căng thẳng, cố gắng ngủ sớm, không thức khuya, đồng thời cân nhắc sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex để làm giảm kháng lnsulin.
Thứ 2 là để hồi phục chức năng của tụy tạng bạn nên tiêm lnsulin theo đúng chỉ định, cố gắng không để đường huyết tăng quá cao, vì điều đó sẽ khiến tụy ngày càng mệt hơn.
Thứ 3 là về chế độ ăn, bạn thực sự phải kiểm soát nghiêm khắc hơn. Một số mẹo nhỏ bạn nên biết là khi ăn nên ăn rau + uống nước canh trước, sau đó sẽ bổ sung thêm cơm + tinh bột sau. Tiếp theo là bạn nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tối thiểu 5 bữa. Bữa sáng nếu ăn bún, miến, phở thì luôn luôn ăn kèm với nhiều rau. Nếu ăn bánh mì thì nên thêm một ít bơ, nếu ăn khoai lang thì nên ăn rán, luộc thay vì ăn khoai lang nướng.
Về kinh nghiệm sử dụng Glutex, có nhiều người bệnh đã cho cải thiện tốt, bạn có thể xem thêm chia sẻ của họ tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=hMnAVe21V0I&t=9s
Chúc bạn sức khỏe!
Một hộp bao nhiêu viên và bao nhiêu tiên nhà thươc ơi
Chào bạn,
Một hộp Glutex có giá 200 – 210.000/ 1 hộp 30 viên tùy theo số lượng bạn mua. Hiện mua từ 2 hộp trở lên, bạn đã được miễn phí vận chuyển về tận nhà.
Không biết mức đường huyết hay HbA1c của bạn hiện tại là bao nhiêu? Bạn có thể chia sẻ để chúng tôi tư vấn cho bạn cách kiểm soát đường huyết tốt nhất nhé.
Thân mến!
Tôi năm nay 60 phát hiện tiểu đường 6,6 từ tháng 9/2018, tháng 12 tôi đi khám xuống còn 6,3. Vậy cho tôi hỏi sau 3 tháng tôi bị sút 5 kg là sao ạ? Giờ tôi nên làm thế nào để ổn định đường huyết? Xin cám ơn
Chào bạn,
Ở thời điểm phát hiện đường huyết 6.6mmol/l không rõ bác sĩ có chẩn đoán là bạn bị bệnh tiểu đường chưa, hay chỉ là tiền tiểu đường hay rối loạn dung nạp glucose. Nếu dựa vào chỉ số đường huyết lần đầu tiên và lần đi khám tiếp theo thì có thể thấy bạn vẫn chưa kiểm soát tốt đường máu của mình.
Việc giảm cân nặng là điều đương nhiên khi đường huyết tăng cao kéo dài thường xuyên. Đây là một triệu chứng rất điển hình của bệnh tiểu đường. Khi bạn kiểm soát được đường huyết, tình trạng này sẽ hết do đó bạn không cần quá lo lắng. Nhưng bạn cần lưu ý với người tiểu đường cần kiểm soát cân nặng, bạn không nên để thừa cân quá nhiều, khi đó đường máu sẽ lại tăng.
Về những cách giúp giảm đường huyết, thông tin trong bài viết trên đã hướng dẫn khá đầy đủ. Với trường hợp của bạn chúng tôi rất muốn được trò chuyện trực tiếp để hiểu rõ hơn về bệnh, chế độ ăn uống, luyên tập, từ đó chúng tôi sẽ có những tư vấn cụ thể và chính xác hơn.
Bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số 0985 877 724 hoặc để lại số điện thoại để chúng tôi gọi lại.
Chúc bạn sức khỏe!